Giỗ hay dỗ - khác nhau thế nào? |
Trong quá trình viết thư, mail hoặc tin nhắn (chat) rất nhiều bạn trẻ có thể nhầm lẫn giữa hai từ (chữ): “giỗ” và “dỗ”.
Việc sử dụng không đúng chỗ 2 từ này sẽ dẫn tới lỗi sai chính tả và không chỉ làm sai lệch hẳn nghĩa của nó mà còn có thể làm người đọc không đánh giá cao bạn – nhất là khi chat hoặc viết thư tình.
Hôm nay wap khám phá sẽ giúp các bạn trẻ viết và sử dụng một cách chính xác hai từ“dỗ” và “giỗ”.
Để có thể ghi nhớ để viết đúng mỗi khi cần mà không phải quay lại đọc bài này, các bạn chỉ cần hiểu và ghi nhớ nghĩa của mỗi từ:
Mặc dù âm đọc và nói giống nhau nhưng “giỗ” và “dỗ” hoàn toàn khác nhau:
- “Giỗ” có nghĩa là và chỉ được phép dùng khi nói về các từ (trường hợp) như giỗ tổ (tổ của họ - có thể viết thường hoặc Giỗ Tổ vua Hùng), giỗ chạp, nhà có giỗ cụ... Hoặc nói cách khác, sử dụng chữ “giỗ” khi nói về một nghi lễ tín ngưỡng.
- “Dỗ” có nghĩa và chỉ dùng để nói về sự (việc, hành động) dỗ dành, thuyết phục một ai đó (chủ yếu là em bé, trẻ nhỏ). Các từ thường dùng như “dỗ dành”, “dỗ ngọt”, “cám dỗ” (không được viết “cám giỗ”)...
Note
- Nếu bạn muốn nói về da mặt bị các vết sẹo chi chít như kiểu bị rỗ thì phải dùng từ “rỗ” chứ không nên nói “mặt dỗ”.
Nếu bạn đang phân vân về từ giàn hay dàn thì xem tại đây. Còn đây là bài viết về từ dựng nên hay dựng lên.
Việc sử dụng không đúng chỗ 2 từ này sẽ dẫn tới lỗi sai chính tả và không chỉ làm sai lệch hẳn nghĩa của nó mà còn có thể làm người đọc không đánh giá cao bạn – nhất là khi chat hoặc viết thư tình.
Hôm nay wap khám phá sẽ giúp các bạn trẻ viết và sử dụng một cách chính xác hai từ“dỗ” và “giỗ”.
Để có thể ghi nhớ để viết đúng mỗi khi cần mà không phải quay lại đọc bài này, các bạn chỉ cần hiểu và ghi nhớ nghĩa của mỗi từ:
Mặc dù âm đọc và nói giống nhau nhưng “giỗ” và “dỗ” hoàn toàn khác nhau:
- “Giỗ” có nghĩa là và chỉ được phép dùng khi nói về các từ (trường hợp) như giỗ tổ (tổ của họ - có thể viết thường hoặc Giỗ Tổ vua Hùng), giỗ chạp, nhà có giỗ cụ... Hoặc nói cách khác, sử dụng chữ “giỗ” khi nói về một nghi lễ tín ngưỡng.
- “Dỗ” có nghĩa và chỉ dùng để nói về sự (việc, hành động) dỗ dành, thuyết phục một ai đó (chủ yếu là em bé, trẻ nhỏ). Các từ thường dùng như “dỗ dành”, “dỗ ngọt”, “cám dỗ” (không được viết “cám giỗ”)...
Note
- Nếu bạn muốn nói về da mặt bị các vết sẹo chi chít như kiểu bị rỗ thì phải dùng từ “rỗ” chứ không nên nói “mặt dỗ”.
Nếu bạn đang phân vân về từ giàn hay dàn thì xem tại đây. Còn đây là bài viết về từ dựng nên hay dựng lên.
Cùng Chuyên Mục
0 nhận xét:
Đăng nhận xét