Những nguyên nhân gây tăng cân (béo phì) nhanh ở phụ nữ |
Có rất nhiều nguyên nhân gây tăng cân cho chị em phụ nữ, nếu nắm rõ các nguyên nhân này, bạn có thể giảm cân nhanh chóng và hiệu quả, an toàn nhất...
Hỏi: Hiện nay có rất nhiều chị em bị tăng cân sau khi đạt ngưỡng tuổi từ 30 trở đi hoặc sau khi sinh mà không có cách chủ động ăn kiêng giảm cân. Anh chị vui lòng cho biết, những nguyên nhân gây giảm cân ở phụ nữ thường là do cái gì gây nên?
Trả lời về những nguyên nhân khiến bạn tăng cân (béo phì)
Một vóc dáng đẹp, thon gọn, nhẹ nhàng không chỉ biểu hiện cho một cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp phụ nữ luôn tự tin trong cuộc sống và hoạt động giao tiếp hàng ngày. Mỗi ngày, chúng ta ăn gì, làm gì, đi đâu đều tác động trực tiếp tới cơ thể. Phụ nữ phải làm thế nào để luôn có tinh thần thoải mái, hạnh phúc, kiểm soát trọng lượng cơ thể, không phải đối mặt với nỗi lo tăng cân. Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây tăng cân là gì?
1.Thói quen ăn uống, chế độ dinh dưỡng không hợp lý và ít vận động:
Tại sao bạn ăn ít nhưng vẫn tăng cân? Một chế độ dinh dưỡng cùng thói quen ăn uống không lành mạnh rất dễ dẫn đến tăng cân. Tuy bạn ăn ít trong bữa ăn nhưng lại ăn vặt quá nhiều, thích gì ăn nấy. Tại công sở, văn phòng làm việc của bạn luôn đầy ắp đồ ăn vặt: đồ ngọt, bánh kẹo, các loại hạt hoa quả sấy khô… để bạn có thể ăn bất cứ khi nào muốn. Hay việc ăn thường xuyên thực phẩm chứa nhiều đạm, chất béo, colesterol (như thức ăn nhanh, các loại thịt…) nhưng lại thiếu chất xơ cũng dễ dàng khiến bạn tăng cân.
Bên cạnh đó, bạn lại ít vận động tay chân, cơ bắp, luyện tập thể dục thể thao làm cơ thể không giải phóng năng lượng và tích tụ chất béo và bạn tăng cân nhanh chóng. Thêm vào đó, nhiều thói quen sống cũng ảnh hưởng tới cân nặng của phụ nữ như: ăn nhiều vào buổi tối khi mà cơ thể không hoạt động nhiều để giải phóng năng lượng, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa dẫn tới tăng cân. Sự không tương xứng giữa năng lượng nạp vào cơ thể và vận động dẫn tới dư thừa kalo và tăng cân tất yếu xảy ra.
2. Tình trạng căng thẳng
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân khiến bạn tăng cân. Trong đời sống hiện đại, phụ nữ đối mặt với rất nhiều áp lực: công việc, gia đình con cái và các mối quan hệ xã hội, thiếu thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, cân bằng, chúng sẽ ảnh hưởng tới thần kinh làm chúng ta rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Stress, suy nghĩ quá nhiều làm rối loạn giấc ngủ, ngủ không say, ko sâu, không đủ giấc làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp chất béo ngày càng tích tụ dẫn đến tăng cân. Đôi khi để quên đi những muộn phiền căng thẳng chúng ta ăn uống nhiều hơn, liên tục đồng nghĩa với việc nạp nhiều kalo, chất béo vào cơ thể.
3. Ảnh hưởng của bệnh tật
Mặc dù duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, nhưng nhiều phụ nữ lại bị tăng cân đột ngột. Đó có thể là hậu quả của một số loại bệnh tật:
Bệnh cơ xương khớp: những tổn thương cơ xương khớp ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận động của cơ thể làm bạn vận động khó khăn hơn, hạn chế trong lao động, tập luyện thể dục thể thao, từ đó giảm khả năng đốt cháy năng lượng của cơ thể dẫn đến dư thừa năng lượng, chất béo làm bạn tăng cân.
Tăng cân cũng là biểu hiện của bệnh lý tuyến giáp. Khi chức năng tuyến giáp bị suy giảm, làm chậm quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng tới khả năng chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.
Bạn bị mất cân bằng nội tiết tố: Do một số tác động nào đó mà sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể bị phá vỡ kéo theo đó không chỉ là tăng cân mà còn nhiều triệu chứng khác: bệnh phụ khoa, rối loại kinh nguyệt…
4.Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, trị tiểu đường… được sử dụng trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng tới nội tiết trong cơ thể, khả năng hấp thụ và tiêu hóa của cơ thể….dẫn đến tăng cân. Đặc biệt loại thuốc chống viêm khá phổ biến chứa thành phần corticoid bên cạnh khả năng chữa bệnh (giảm đau, chống viêm, dị ứng, các loại bệnh hô hấp… ) sẽ gây giữ nước, rối loạn chuyển hóa lipit, đọng mỡ, tạo cảm giác thèm ăn dẫn dến tăng tân, phù nề…
5. Do cơ địa, gen di truyền
Ngoài các nguyên nhân kể trên, tình trạng bản thân, gen di truyền cũng là yếu tố quan trọng gây tăng cân. Thực tế, một số người ăn rất nhiều nhưng không mập, không béo lên được, nhưng có bạn mỗi khi ăn nhiều một chút lại lo ngay ngáy về cân nặng, ngày hôm sau phải thắt lưng buộc bụng, giảm khẩu phần ăn. Sự khác biệt đó là do cơ địa của mỗi người, khả năng hấp thụ thức ăn, chuyển hóa năng lượng tốt dễ dàng tăng cân hơn những người khả năng hấp thụ hay tiêu hóa kém. Người béo thường có cơ địa dễ tăng cân. Về yếu tố di truyền, theo nghiên cứu của các chuyên gia thống nhất rằng: cha mẹ có cân nặng bình thường thì nguy cơ con cái béo mập chỉ ở mức dưới 10%, nhưng nếu một trong hai người dư thừa trọng lượng thì nguy cơ thừa cân ở con cái lên tới 40% và tăng lên đến 80% nếu cả hai đều béo mập.
6. Các giai đoạn sinh lý
Phụ nữ phải trải qua nhiều giai đoạn sinh lý dễ tăng cân.
Giai đoạn dậy thì: Đây là giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng. Cùng với thay đổi trong tâm sinh lý, nữ giới có những thay đổi nhất định về thể chất. Cơ thể phát triển nhanh, lớp mỡ dưới da dày lên, lượng chất béo, cơ bắp, xương thay đổi mạnh mẽ để trở thành người lớn. Nhiều bạn cũng ăn nhiều hơn, tăng cân rất nhanh trong giai đoạn này.
Giai đoạn mang thai: Trong thời kỳ này, trọng lượng cơ thể nhất định tăng. Phụ nữ cũng ăn uống nhiều hơn để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và thai nhi khỏe manh, phát triển tốt.
Giai đoạn sau sinh và cho con bú: Sau khi sinh, cân nặng phụ nữ thường không trở về trạng thái trước khi mang thai. Phụ nữ sau sinh tiếp tục được bồi bổ lượng lớn thực phẩm chứa chất béo và protein cao cho bé bú. Một khía cạnh nữa, đó là mang thai làm rồi loạn tạm thời chức năng tuyến tình dục, chuyển hóa chất béo.
Giai đoạn mãn kinh: phụ nữ trải nghiệm sự thay đổi lớn trong cơ thể gây tăng cân, chất béo tập trung đặc biệt ở vùng bụng.
Hỏi: Hiện nay có rất nhiều chị em bị tăng cân sau khi đạt ngưỡng tuổi từ 30 trở đi hoặc sau khi sinh mà không có cách chủ động ăn kiêng giảm cân. Anh chị vui lòng cho biết, những nguyên nhân gây giảm cân ở phụ nữ thường là do cái gì gây nên?
Trần Lê Khánh Hà - Bình Thủy, TP Cần Thơ
Trả lời về những nguyên nhân khiến bạn tăng cân (béo phì)
Một vóc dáng đẹp, thon gọn, nhẹ nhàng không chỉ biểu hiện cho một cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp phụ nữ luôn tự tin trong cuộc sống và hoạt động giao tiếp hàng ngày. Mỗi ngày, chúng ta ăn gì, làm gì, đi đâu đều tác động trực tiếp tới cơ thể. Phụ nữ phải làm thế nào để luôn có tinh thần thoải mái, hạnh phúc, kiểm soát trọng lượng cơ thể, không phải đối mặt với nỗi lo tăng cân. Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây tăng cân là gì?
1.Thói quen ăn uống, chế độ dinh dưỡng không hợp lý và ít vận động:
Tại sao bạn ăn ít nhưng vẫn tăng cân? Một chế độ dinh dưỡng cùng thói quen ăn uống không lành mạnh rất dễ dẫn đến tăng cân. Tuy bạn ăn ít trong bữa ăn nhưng lại ăn vặt quá nhiều, thích gì ăn nấy. Tại công sở, văn phòng làm việc của bạn luôn đầy ắp đồ ăn vặt: đồ ngọt, bánh kẹo, các loại hạt hoa quả sấy khô… để bạn có thể ăn bất cứ khi nào muốn. Hay việc ăn thường xuyên thực phẩm chứa nhiều đạm, chất béo, colesterol (như thức ăn nhanh, các loại thịt…) nhưng lại thiếu chất xơ cũng dễ dàng khiến bạn tăng cân.
Bên cạnh đó, bạn lại ít vận động tay chân, cơ bắp, luyện tập thể dục thể thao làm cơ thể không giải phóng năng lượng và tích tụ chất béo và bạn tăng cân nhanh chóng. Thêm vào đó, nhiều thói quen sống cũng ảnh hưởng tới cân nặng của phụ nữ như: ăn nhiều vào buổi tối khi mà cơ thể không hoạt động nhiều để giải phóng năng lượng, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa dẫn tới tăng cân. Sự không tương xứng giữa năng lượng nạp vào cơ thể và vận động dẫn tới dư thừa kalo và tăng cân tất yếu xảy ra.
2. Tình trạng căng thẳng
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân khiến bạn tăng cân. Trong đời sống hiện đại, phụ nữ đối mặt với rất nhiều áp lực: công việc, gia đình con cái và các mối quan hệ xã hội, thiếu thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, cân bằng, chúng sẽ ảnh hưởng tới thần kinh làm chúng ta rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Stress, suy nghĩ quá nhiều làm rối loạn giấc ngủ, ngủ không say, ko sâu, không đủ giấc làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp chất béo ngày càng tích tụ dẫn đến tăng cân. Đôi khi để quên đi những muộn phiền căng thẳng chúng ta ăn uống nhiều hơn, liên tục đồng nghĩa với việc nạp nhiều kalo, chất béo vào cơ thể.
3. Ảnh hưởng của bệnh tật
Mặc dù duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, nhưng nhiều phụ nữ lại bị tăng cân đột ngột. Đó có thể là hậu quả của một số loại bệnh tật:
Bệnh cơ xương khớp: những tổn thương cơ xương khớp ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận động của cơ thể làm bạn vận động khó khăn hơn, hạn chế trong lao động, tập luyện thể dục thể thao, từ đó giảm khả năng đốt cháy năng lượng của cơ thể dẫn đến dư thừa năng lượng, chất béo làm bạn tăng cân.
Tăng cân cũng là biểu hiện của bệnh lý tuyến giáp. Khi chức năng tuyến giáp bị suy giảm, làm chậm quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng tới khả năng chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.
Bạn bị mất cân bằng nội tiết tố: Do một số tác động nào đó mà sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể bị phá vỡ kéo theo đó không chỉ là tăng cân mà còn nhiều triệu chứng khác: bệnh phụ khoa, rối loại kinh nguyệt…
4.Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, trị tiểu đường… được sử dụng trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng tới nội tiết trong cơ thể, khả năng hấp thụ và tiêu hóa của cơ thể….dẫn đến tăng cân. Đặc biệt loại thuốc chống viêm khá phổ biến chứa thành phần corticoid bên cạnh khả năng chữa bệnh (giảm đau, chống viêm, dị ứng, các loại bệnh hô hấp… ) sẽ gây giữ nước, rối loạn chuyển hóa lipit, đọng mỡ, tạo cảm giác thèm ăn dẫn dến tăng tân, phù nề…
5. Do cơ địa, gen di truyền
Ngoài các nguyên nhân kể trên, tình trạng bản thân, gen di truyền cũng là yếu tố quan trọng gây tăng cân. Thực tế, một số người ăn rất nhiều nhưng không mập, không béo lên được, nhưng có bạn mỗi khi ăn nhiều một chút lại lo ngay ngáy về cân nặng, ngày hôm sau phải thắt lưng buộc bụng, giảm khẩu phần ăn. Sự khác biệt đó là do cơ địa của mỗi người, khả năng hấp thụ thức ăn, chuyển hóa năng lượng tốt dễ dàng tăng cân hơn những người khả năng hấp thụ hay tiêu hóa kém. Người béo thường có cơ địa dễ tăng cân. Về yếu tố di truyền, theo nghiên cứu của các chuyên gia thống nhất rằng: cha mẹ có cân nặng bình thường thì nguy cơ con cái béo mập chỉ ở mức dưới 10%, nhưng nếu một trong hai người dư thừa trọng lượng thì nguy cơ thừa cân ở con cái lên tới 40% và tăng lên đến 80% nếu cả hai đều béo mập.
6. Các giai đoạn sinh lý
Phụ nữ phải trải qua nhiều giai đoạn sinh lý dễ tăng cân.
Giai đoạn dậy thì: Đây là giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng. Cùng với thay đổi trong tâm sinh lý, nữ giới có những thay đổi nhất định về thể chất. Cơ thể phát triển nhanh, lớp mỡ dưới da dày lên, lượng chất béo, cơ bắp, xương thay đổi mạnh mẽ để trở thành người lớn. Nhiều bạn cũng ăn nhiều hơn, tăng cân rất nhanh trong giai đoạn này.
Giai đoạn mang thai: Trong thời kỳ này, trọng lượng cơ thể nhất định tăng. Phụ nữ cũng ăn uống nhiều hơn để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và thai nhi khỏe manh, phát triển tốt.
Giai đoạn sau sinh và cho con bú: Sau khi sinh, cân nặng phụ nữ thường không trở về trạng thái trước khi mang thai. Phụ nữ sau sinh tiếp tục được bồi bổ lượng lớn thực phẩm chứa chất béo và protein cao cho bé bú. Một khía cạnh nữa, đó là mang thai làm rồi loạn tạm thời chức năng tuyến tình dục, chuyển hóa chất béo.
Giai đoạn mãn kinh: phụ nữ trải nghiệm sự thay đổi lớn trong cơ thể gây tăng cân, chất béo tập trung đặc biệt ở vùng bụng.
Cùng Chuyên Mục
0 nhận xét:
Đăng nhận xét