Tài khoản Paypal là gì? |
Ngoài các loại thẻ như visa card, master card dùng để giao dịch ngân hàng và thực hiện các khoản thanh toán, trao đổi tín dụng... bạn có biết tài khoản Paypal là gì, dùng để làm gì?
Hỏi: Khi tham gia các diễn đàn về tín dụng, tôi có nghe mọi người nói đến tài khoản Paypal. Vậy tài khoản Paypal là gì, dùng để làm gì?
Trả lời của wapkhampha
Tài khoản Paypal (chứ không phải thẻ Paypal như nhiều người vẫn gọi) có thể hiểu nôm na là một tài khoản tín dụng (ảo) hoặc ví điện tử tương tự như tài khoản được mở qua các loại thẻ visa, master card... của các ngân hàng có kết nối giao dịch quốc tế nhưng nó đơn giản hơn nhiều, và vừa có điểm hơi khác.
Để hiểu rõ hơn về tài khoản Paypal, bạn chỉ cần hình dung như sau: Nếu bạn muốn mua một món hàng của nước ngoài - ví dụ thông qua các trang giao dịch điện tử như amazon hoặc ebay chẳng hạn thì bạn cần phải có một trong các loại tài khoản giao dịch tín dụng như master card, visa [Nên làm thẻ visa hay master] hoặc Paypal (sau này có thể có thêm nhiều thương hiệu sinh sau đẻ muộn khác).
Đọc thêm: Có nên mua hàng qua mạng
Khi một ai đó gửi tiền cho bạn, bạn có thể yêu cầu họ chuyển tiền vào tài khoản Paypal của bạn. Khi có tiền vào tài khoản, Paypal sẽ gửi thông báo qua mail cho bạn. Khi cần rút tiền, bạn chỉ việc đặt lệnh rút từ Paypal về tài khoản visa hoặc master card đã được thông báo kết nối và Paypal sẽ chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng (trong nước) của bạn.
Đọc thêm: Nên làm thẻ visa của ngân hàng nào
Điều bạn cần biết là Paypal sẽ không đưa ra thông tin cho người khác biết khoản tiền đó bạn kiếm được là từ đâu (nhưng Paypal thì có quyền được biết, nếu tiền không sạch hoặc có dấu hiệu rửa tiền, họ sẽ không chuyển giao dịch cho bạn, tài khoản sẽ bị giới hạn (limited).
Nếu bạn mở tài khoản visa hoặc master card [Có nên làm thẻ visa]... bạn cần phải tới ngân hàng để lập tài khoản thì khi mở tài Paypal, bạn chỉ cần một email là đủ. Đọc thêm hướng dẫn về cách đăng ký tài khoản Paypal để hiểu rõ hơn.
Tài khoản Paypal do www.Paypal.com cung cấp là một trong những thương hiệu có quy mô quốc tế và có cơ chế bảo mật rất tốt (hơn master card và visa nhiều).
Hỏi: Khi tham gia các diễn đàn về tín dụng, tôi có nghe mọi người nói đến tài khoản Paypal. Vậy tài khoản Paypal là gì, dùng để làm gì?
Nhật Anh - Ô Môn, Cần Thơ
Trả lời của wapkhampha
Tài khoản Paypal (chứ không phải thẻ Paypal như nhiều người vẫn gọi) có thể hiểu nôm na là một tài khoản tín dụng (ảo) hoặc ví điện tử tương tự như tài khoản được mở qua các loại thẻ visa, master card... của các ngân hàng có kết nối giao dịch quốc tế nhưng nó đơn giản hơn nhiều, và vừa có điểm hơi khác.
Để hiểu rõ hơn về tài khoản Paypal, bạn chỉ cần hình dung như sau: Nếu bạn muốn mua một món hàng của nước ngoài - ví dụ thông qua các trang giao dịch điện tử như amazon hoặc ebay chẳng hạn thì bạn cần phải có một trong các loại tài khoản giao dịch tín dụng như master card, visa [Nên làm thẻ visa hay master] hoặc Paypal (sau này có thể có thêm nhiều thương hiệu sinh sau đẻ muộn khác).
Đọc thêm: Có nên mua hàng qua mạng
Khi một ai đó gửi tiền cho bạn, bạn có thể yêu cầu họ chuyển tiền vào tài khoản Paypal của bạn. Khi có tiền vào tài khoản, Paypal sẽ gửi thông báo qua mail cho bạn. Khi cần rút tiền, bạn chỉ việc đặt lệnh rút từ Paypal về tài khoản visa hoặc master card đã được thông báo kết nối và Paypal sẽ chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng (trong nước) của bạn.
Đọc thêm: Nên làm thẻ visa của ngân hàng nào
Điều bạn cần biết là Paypal sẽ không đưa ra thông tin cho người khác biết khoản tiền đó bạn kiếm được là từ đâu (nhưng Paypal thì có quyền được biết, nếu tiền không sạch hoặc có dấu hiệu rửa tiền, họ sẽ không chuyển giao dịch cho bạn, tài khoản sẽ bị giới hạn (limited).
Nếu bạn mở tài khoản visa hoặc master card [Có nên làm thẻ visa]... bạn cần phải tới ngân hàng để lập tài khoản thì khi mở tài Paypal, bạn chỉ cần một email là đủ. Đọc thêm hướng dẫn về cách đăng ký tài khoản Paypal để hiểu rõ hơn.
Tài khoản Paypal do www.Paypal.com cung cấp là một trong những thương hiệu có quy mô quốc tế và có cơ chế bảo mật rất tốt (hơn master card và visa nhiều).
Cùng Chuyên Mục
0 nhận xét:
Đăng nhận xét