"Chợ lùi" Hà Giang & cách tính lịch các phiên chợ lùi |
"Chợ lùi" là gì? Chợ lùi Hà Giang họp vào những ngày nào? Cách tính các phiên chợ lùi ở Đồng Văn - Hà Giang như thế nào? Ở đâu có phiên chợ lùi?
Chào các bạn! Nếu các bạn đang cần lục tìm thông tin về phiên chợ lùi Hà Giang và tìm được bài viết này, chắc chắn các bạn đã tìm hiểu rất kỹ hoặc sành sỏi về du lịch Hà Giang rồi. Và đây là tất cả những thứ mà các bạn đang cần tìm thêm đấy.
Hôm nay, mình sẽ cố gắng giới thiệu qua cho các bạn hiểu một chút về lịch họp các phiên chợ lùi ở Đồng Văn - Hà Giang được diễn ra như thế nào và chợ lùi là gì?
Đầu tiên mình có thể nói qua rằng, Hà Giang rất đẹp, một vẻ đẹp của sự nguyên sơ, xa xôi mà thú vị, phong cảnh hữu tình, đường đi hiểm trở nhưng nhiều ấn tượng. Mỗi lần nghĩ về vùng đất Hà Giang, mình thường ví nó như một miền đất xa ngái và còn phong kín, như một cao nguyên toàn đá xám ẩn mình. Những rẻo đất như Đồng Văn-Lũng Cú không chỉ kéo dài thêm bản đồ đất nước mình mà còn đặc biệt hơn là nó như một bảo tàng sống của các giá trị bản sắc văn hóa Việt- như nhịp sống, các phong tục ở vùng cao, sắc phục, tập tính con người và cả những nỗi buồn hoang hoải không thể gọi thành tên được…
Và đôi khi mình cũng nghĩ rằng, ước chi chỉ có vài chục người được đặt chân tới đó, du lịch Hà Giang cứ mãi uể oải trì trệ để nó không bị xô bồ, thương mại hóa nhiều như quá nhiều nơi khác hiện nay, dù rằng những nỗi lo đó đã bắt đầu có dấu hiệu...
Thôi trở lại câu chuyện chính là phiên chợ lùi, theo wapkhampha thì khi đi du lịch Hà Giang, bên cạnh ngắm cảnh đẹp, thưởng thức các món đặc sản vùng cao, vui chơi chụp ảnh… có lẽ nơi các bạn không nên bỏ qua đó là tham dự các phiên chợ lùi ở vùng cao để thưởng thức cái không khí chợ vùng cao- đặc biệt là với các bạn ở miền Nam ra, chưa từng được biết phiên chợ vùng cao thế nào.
Và cũng nên nói thêm chút, trên đường từ Hà Giang ngược Đồng Văn-Mèo Vạc… các bạn có thể đi qua bao nhiêu bản làng, xóm ấp nhưng có lẽ chẳng cảm nhận được gì nhiều về cuộc sống, nhịp đời của những người dân bản địa nếu như không vào các phiên chợ lùi để hòa cùng niềm háo hức, đợi chờ của họ. Bởi vì, chợ ở vùng cao không sẵn như ở vùng xuôi mà phải 6 ngày mới có một phiên. Mình cảm nhận như chợ phiên ở Đồng Văn là những ngày hội của người Mông-Hoa và nhiều dân tộc khác nữa.
Nói bao nhiêu cho đủ nhỉ. Có những lần ở thị trấn Đồng Văn đi về chợ lùi Sà Phìn, thị trấn Phó Bảng… mình đã gặp cả đoàn người- những anh áo nâu mũ nia giản dị, những chị váy quần sặc sỡ, nụ cười thô mộc như là tính người, nở ra những chiếc răng vàng óng ánh… đứng tụ lụ ở bên đường chờ bắt xe khách đi qua để cùng xuống chợ. Họ đứng chen chúc, ngã dúi dụi trên những chuyến xe chạy như bão táp. Thi thoảng lại có những anh pha trò để tất cả cười rả rích.
Đây là Phiên chợ Đồng Văn cũ. Ảnh St
Chào các bạn! Nếu các bạn đang cần lục tìm thông tin về phiên chợ lùi Hà Giang và tìm được bài viết này, chắc chắn các bạn đã tìm hiểu rất kỹ hoặc sành sỏi về du lịch Hà Giang rồi. Và đây là tất cả những thứ mà các bạn đang cần tìm thêm đấy.
Hôm nay, mình sẽ cố gắng giới thiệu qua cho các bạn hiểu một chút về lịch họp các phiên chợ lùi ở Đồng Văn - Hà Giang được diễn ra như thế nào và chợ lùi là gì?
Chợ lùi Hà Giang có gì?
Đầu tiên mình có thể nói qua rằng, Hà Giang rất đẹp, một vẻ đẹp của sự nguyên sơ, xa xôi mà thú vị, phong cảnh hữu tình, đường đi hiểm trở nhưng nhiều ấn tượng. Mỗi lần nghĩ về vùng đất Hà Giang, mình thường ví nó như một miền đất xa ngái và còn phong kín, như một cao nguyên toàn đá xám ẩn mình. Những rẻo đất như Đồng Văn-Lũng Cú không chỉ kéo dài thêm bản đồ đất nước mình mà còn đặc biệt hơn là nó như một bảo tàng sống của các giá trị bản sắc văn hóa Việt- như nhịp sống, các phong tục ở vùng cao, sắc phục, tập tính con người và cả những nỗi buồn hoang hoải không thể gọi thành tên được…
Và đôi khi mình cũng nghĩ rằng, ước chi chỉ có vài chục người được đặt chân tới đó, du lịch Hà Giang cứ mãi uể oải trì trệ để nó không bị xô bồ, thương mại hóa nhiều như quá nhiều nơi khác hiện nay, dù rằng những nỗi lo đó đã bắt đầu có dấu hiệu...
Thôi trở lại câu chuyện chính là phiên chợ lùi, theo wapkhampha thì khi đi du lịch Hà Giang, bên cạnh ngắm cảnh đẹp, thưởng thức các món đặc sản vùng cao, vui chơi chụp ảnh… có lẽ nơi các bạn không nên bỏ qua đó là tham dự các phiên chợ lùi ở vùng cao để thưởng thức cái không khí chợ vùng cao- đặc biệt là với các bạn ở miền Nam ra, chưa từng được biết phiên chợ vùng cao thế nào.
Và cũng nên nói thêm chút, trên đường từ Hà Giang ngược Đồng Văn-Mèo Vạc… các bạn có thể đi qua bao nhiêu bản làng, xóm ấp nhưng có lẽ chẳng cảm nhận được gì nhiều về cuộc sống, nhịp đời của những người dân bản địa nếu như không vào các phiên chợ lùi để hòa cùng niềm háo hức, đợi chờ của họ. Bởi vì, chợ ở vùng cao không sẵn như ở vùng xuôi mà phải 6 ngày mới có một phiên. Mình cảm nhận như chợ phiên ở Đồng Văn là những ngày hội của người Mông-Hoa và nhiều dân tộc khác nữa.
Nói bao nhiêu cho đủ nhỉ. Có những lần ở thị trấn Đồng Văn đi về chợ lùi Sà Phìn, thị trấn Phó Bảng… mình đã gặp cả đoàn người- những anh áo nâu mũ nia giản dị, những chị váy quần sặc sỡ, nụ cười thô mộc như là tính người, nở ra những chiếc răng vàng óng ánh… đứng tụ lụ ở bên đường chờ bắt xe khách đi qua để cùng xuống chợ. Họ đứng chen chúc, ngã dúi dụi trên những chuyến xe chạy như bão táp. Thi thoảng lại có những anh pha trò để tất cả cười rả rích.
Món thắng cố ở các chợ lùi Hà Giang
Có rất nhiều anh chẳng mang gì đi để bán mà hình như cũng chẳng muốn mua gì. Chỉ đi để chơi, để ngắm chợ thôi. Trong phiên chợ lùi đông vui náo nhiệt trước cổng nhà Vương Chí Sình, người ta bán mua đủ thứ, song cũng nhiều người chỉ ngồi quây quần bên nhau uống bia Tàu, uống rượu. Chẳng có mồi gì ngoài rượu. Một phiên chợ mà có tới 30-40 cái bàn để ngồi uống rượu như thế, còn nhỏ hơn cả cái bàn trà đá ở dưới xuôi. Ghế cũng chẳng có, chỉ là tấm ván bắc lên hai đầu hòn gạch. Cứ uống thế thôi, đến trưa say rồi thì vợ cõng về, dìu về. Mà nhiều anh say mèm quá, người cứ lả ra như cái thừng thì ngã gục ngay bên lề đường, cô vợ ngồi thẫn thờ ở bên cạnh chờ cho chồng mình tỉnh rượu.
Còn nhiều điều để cảm nhận nữa.
Nhưng thực tình thì cũng cố để gạn ra cái đẹp thôi, vẫn có những thứ còn chưa hài lòng khi ở vùng cao, đó là bản sắc văn hóa đang có nét phai tạp và mai một. Chẳng hạn như cảnh các chợ đều xây kiên cố, mái lợp ngói Prô-ximăng mà theo sở thích của mình thì chẳng thích nó như thế, trông không đẹp. Rồi món thắng cố, bây giờ không phải chợ nào cũng tổ chức nấu như xưa nữa. Các phiên chợ lùi, cũng đã có những anh loa đài ở đâu tìm về nổ xập xèng đinh tai nhức óc để rao bán hàng, poster, tranh ảnh người mẫu, diễn viên điện ảnh- chắc người vùng cao thích mua những thứ này về dán tường cho sang chăng…
Dẫu vậy, nó vẫn còn khoảng 80% những gì được coi là riêng biệt.
Thời gian vừa qua, khi theo dõi các diễn đàn, mình thấy có nhiều bạn lên lịch trình đi phượt Hà Giang thường chỉ hỏi nhau đi chơi những đâu và hầu như chỉ chạy một mạch từ Hà Giang lên Quảng Bạ-Yên Minh-Sủng Là – Lũng Cú – Đồng Văn- Mèo Vạc (nhóm nào mở rộng thì có Phố Là-Phố Bảng) nhưng ít có nhóm chú ý tới các chợ lùi, trong khi như trên đã nói, nó là một điểm đến để cảm nhận về nhịp sống và hơi thở của vùng cao. Bỏ qua nó, các bạn để mất 30% hành trình, mặc dù vẻ đẹp cung đường, cột cờ Lũng Cú, phút thả hồn theo dòng sông Nho Quế, những bản làng đẹp như tranh vẽ, hoa tam giác mạch… cũng đã làm các bạn cảm thấy hài lòng lắm rồi.
“Chợ lùi” thực ra chỉ là tên của người dưới xuôi gọi, còn ở Đồng Văn bà con vẫn gọi nó là “chợ phiên”. Tức là chỉ họp theo phiên và cứ 6 ngày thì lại quay trở lại phiên chợ đó.
Thực ra, các chợ phiên ở Đồng Văn đều họp rất cố định- các bạn chú ý điều này nhé, nhưng do quay vòng 6 ngày họp một lần, mà 1 tuần thì lại gồm 7 ngày nên hóa ra nó bị lùi mất một ngày. Vì thế, người Kinh gọi nó là chợ lùi thôi.
Cắt ngang một chút: nếu tính theo lịch tuần 7 ngày thì chỉ có những phiên chợ sau:chợ thị trấn Đồng Văn, chợ thị trấn Yên Minh và chợ Mèo Vạc là tổ chức họp vào ngày Chủ Nhật- cố định như thế.
Còn với người Mông, người Hoa ở Đồng Văn thì bà con lên lịch chợ phiên theo cách tính riêng của mình- không tính theo các thứ như Hai, Ba, Tư hoặc tuần và ngày dương lịch mà chỉ dựa theo ngày âm lịch. Mà nói thế vẫn chưa chuẩn, phải nói đúng hơn là ở đây họ căn theo 12 con giáp.
Cụ thể là phân ra các chợ như sau:
- Chợ Lũng Phìn sẽ họp vào ngày Dần và Thân
- Chợ Sà Phìn: ngày Tỵ - ngày Hợi.
- Chợ Phó Bảng: ngày Tý & Ngọ.
- Chợ Phố Cáo: họp vào 2 ngày Thìn - Tuất.
Tức là bất kể thời gian thế nào, cứ rơi vào ngày Dần hoặc Thân thì sẽ có chợ ở xã Lũng Phìn, các chợ khác cũng tương tự.
Để dễ nhớ hơn, các bạn chỉ cần nhớ rằng các chợ lùi được họp vào những ngày “xung khắc” như khi chúng ta xem tướng số ấy: ví dụ Dần khắc Thân hoặc ngược lại (như chúng ta vẫn nói Dần-Thân-Tỵ-Hợi tứ hành xung ấy). Mà cũng không hiểu sao ở đây tự xa xưa họ lại chọn vào những ngày như thế. Tương tự là Tý-Ngọ-Mão-Dậu và Thìn-Tuất-Sửu-Mùi…
Do cách tính theo 12 con giáp nên lịch họp chợ lùi ở Hà Giang không phải cứ vào ngày cuối tuần đâu các bạn nhé, mà có khi tuần này nó rơi vào thứ 6 hoặc 7 hoặc Chủ Nhật nhưng có khi tuần sau, tháng sau nó lại diễn ra vào thứ 2 hoặc 3 chẳng hạn.
Vì vậy, khi lên lịch trình du lịch Hà Giang các bạn phải tính kỹ thì mới gặp được phiên chợ lùi và cách tính là căn theo hướng dẫn trên của mình.
Hoặc có một cách tính khác là nếu các bạn biết rằng hôm nay đang diễn ra 1 phiên chợ lùi ở xã Phó Bảng chẳng hạn thì cứ đúng 6 ngày sau, ở đây lại có 1 phiên. Chẳng hạn hôm nay là ngày 2-11 thì phiên tới là 8-11. Nhưng cái chính là các bạn chẳng thể biết hôm nay, ngày mai có phiên chợ nào, ở đâu để mà + 6 vào như thế, đúng không các bạn?
Dưới đây là lịch cụ thể các phiên chợ lùi ở Đồng Văn trong tháng 11-2013 để các bạn check luôn:
- Chợ Lũng Phìn: diễn ra các ngày 2-8-14-20-26 tháng 11-2013.
- Chợ Sà Phìn: 5-11-17-23-29
- Chợ Phó Bảng: 6- 12-18-24-30
- Chợ Phố Cáo: 4-10-16-22-28
Các bạn thử kiểm tra xem có ngày nào trùng với lịch trình đi của các bạn không? Có những ngày rơi vào cuối tuần và nếu gặp may thì các bạn có thể chứng kiến 2 phiên chợ lùi một chuyến đi đấy.
Các bạn cần nhớ là các chợ lùi ở Đồng Văn - Hà Giang chỉ họp ở 4 nơi là chợ Phố Cáo (ngay khi các bạn qua thị trấn Yên Minh một đoạn, bắt đầu bước vào Đồng Văn, ở ngay bên đường nhựa), chợ Phố Bảng (từ ngã ba Sủng Là đi vào 5km), chợ Lũng Phìn (mặc dù thuộc huyện Đồng Văn nhưng lại đi theo đường Yên Minh-Mèo Vạc nên nếu đi vào dịp nào mà chẳng may gặp chợ lùi Lũng Phìn vào đúng hôm các bạn lên + các bạn muốn đi chơi chợ lùi cho biết thì phải đổi lại lịch trình đi ngược, đó là đi từ Yên Minh-Lũng Phìn-Mèo Vạc trước rồi mới về Đồng Văn ngủ, hôm sau xuôi Lũng Cú-Sủng Là-Yên Minh…). Tùy các bạn. Chợ cuối cùng là Sà Phìn, ngay cổng nhà Vương luôn.
Note:
> 4 chợ lùi ở Hà Giang gồm: Phố Cáo - Phó Bảng - Sà Phìn - Lũng Phìn
Và theo mình thì 4 chợ trên, mình thích đi chợ Sà Phìn và Lũng Phìn nhất vì có bản sắc và đẹp hơn cả.
Bổ sung thêm: Trên đường từ Hà Giang lên Quản Bạ các bạn cũng sẽ gặp chợ Quyết Tiến ở gần chỗ núi đôi, cổng trời Quản Bạ như trên các diễn đàn có nhắc tới nhưng cái chợ này cũng không có gì hấp dẫn.
Đây là bài viết chuẩn nhất và chi tiết nhất từ trước đến nay, chỉ có wapkhampha mới có đó các bạn ạ. Bài viết đã được bảo vệ bởi chương trình bản quyền DMCA và cấm các trang web khác sao chép khai thác dưới mọi hình thức.
Nếu đọc xong mà còn chưa rõ bất cứ cái gì, cứ để lại comment cho mình ở ngay bên dưới hoặc tốt hơn là tìm vào mục hỏi đáp về Du lịch Hà Giang 2017 để tìm hiểu những comment trước, có thể sẽ có đủ thông tin cho các bạn ở trong đó rồi. Và nếu vẫn còn chưa đủ, các bạn cứ thoải mái đặt câu hỏi cho mình để bổ sung nhé.
Còn nhiều điều để cảm nhận nữa.
Nhưng thực tình thì cũng cố để gạn ra cái đẹp thôi, vẫn có những thứ còn chưa hài lòng khi ở vùng cao, đó là bản sắc văn hóa đang có nét phai tạp và mai một. Chẳng hạn như cảnh các chợ đều xây kiên cố, mái lợp ngói Prô-ximăng mà theo sở thích của mình thì chẳng thích nó như thế, trông không đẹp. Rồi món thắng cố, bây giờ không phải chợ nào cũng tổ chức nấu như xưa nữa. Các phiên chợ lùi, cũng đã có những anh loa đài ở đâu tìm về nổ xập xèng đinh tai nhức óc để rao bán hàng, poster, tranh ảnh người mẫu, diễn viên điện ảnh- chắc người vùng cao thích mua những thứ này về dán tường cho sang chăng…
Dẫu vậy, nó vẫn còn khoảng 80% những gì được coi là riêng biệt.
Cách tính lịch các phiên chợ lùi
Thời gian vừa qua, khi theo dõi các diễn đàn, mình thấy có nhiều bạn lên lịch trình đi phượt Hà Giang thường chỉ hỏi nhau đi chơi những đâu và hầu như chỉ chạy một mạch từ Hà Giang lên Quảng Bạ-Yên Minh-Sủng Là – Lũng Cú – Đồng Văn- Mèo Vạc (nhóm nào mở rộng thì có Phố Là-Phố Bảng) nhưng ít có nhóm chú ý tới các chợ lùi, trong khi như trên đã nói, nó là một điểm đến để cảm nhận về nhịp sống và hơi thở của vùng cao. Bỏ qua nó, các bạn để mất 30% hành trình, mặc dù vẻ đẹp cung đường, cột cờ Lũng Cú, phút thả hồn theo dòng sông Nho Quế, những bản làng đẹp như tranh vẽ, hoa tam giác mạch… cũng đã làm các bạn cảm thấy hài lòng lắm rồi.
Vậy đi chợ lùi thế nào?
“Chợ lùi” thực ra chỉ là tên của người dưới xuôi gọi, còn ở Đồng Văn bà con vẫn gọi nó là “chợ phiên”. Tức là chỉ họp theo phiên và cứ 6 ngày thì lại quay trở lại phiên chợ đó.
Đậu mèo bán ở chợ lùi Sà Phìn giá 20.000 đồng/kg
Thực ra, các chợ phiên ở Đồng Văn đều họp rất cố định- các bạn chú ý điều này nhé, nhưng do quay vòng 6 ngày họp một lần, mà 1 tuần thì lại gồm 7 ngày nên hóa ra nó bị lùi mất một ngày. Vì thế, người Kinh gọi nó là chợ lùi thôi.
Cắt ngang một chút: nếu tính theo lịch tuần 7 ngày thì chỉ có những phiên chợ sau:chợ thị trấn Đồng Văn, chợ thị trấn Yên Minh và chợ Mèo Vạc là tổ chức họp vào ngày Chủ Nhật- cố định như thế.
Còn với người Mông, người Hoa ở Đồng Văn thì bà con lên lịch chợ phiên theo cách tính riêng của mình- không tính theo các thứ như Hai, Ba, Tư hoặc tuần và ngày dương lịch mà chỉ dựa theo ngày âm lịch. Mà nói thế vẫn chưa chuẩn, phải nói đúng hơn là ở đây họ căn theo 12 con giáp.
Cụ thể là phân ra các chợ như sau:
- Chợ Lũng Phìn sẽ họp vào ngày Dần và Thân
- Chợ Sà Phìn: ngày Tỵ - ngày Hợi.
- Chợ Phó Bảng: ngày Tý & Ngọ.
- Chợ Phố Cáo: họp vào 2 ngày Thìn - Tuất.
Tức là bất kể thời gian thế nào, cứ rơi vào ngày Dần hoặc Thân thì sẽ có chợ ở xã Lũng Phìn, các chợ khác cũng tương tự.
Để dễ nhớ hơn, các bạn chỉ cần nhớ rằng các chợ lùi được họp vào những ngày “xung khắc” như khi chúng ta xem tướng số ấy: ví dụ Dần khắc Thân hoặc ngược lại (như chúng ta vẫn nói Dần-Thân-Tỵ-Hợi tứ hành xung ấy). Mà cũng không hiểu sao ở đây tự xa xưa họ lại chọn vào những ngày như thế. Tương tự là Tý-Ngọ-Mão-Dậu và Thìn-Tuất-Sửu-Mùi…
Do cách tính theo 12 con giáp nên lịch họp chợ lùi ở Hà Giang không phải cứ vào ngày cuối tuần đâu các bạn nhé, mà có khi tuần này nó rơi vào thứ 6 hoặc 7 hoặc Chủ Nhật nhưng có khi tuần sau, tháng sau nó lại diễn ra vào thứ 2 hoặc 3 chẳng hạn.
Vì vậy, khi lên lịch trình du lịch Hà Giang các bạn phải tính kỹ thì mới gặp được phiên chợ lùi và cách tính là căn theo hướng dẫn trên của mình.
Hoặc có một cách tính khác là nếu các bạn biết rằng hôm nay đang diễn ra 1 phiên chợ lùi ở xã Phó Bảng chẳng hạn thì cứ đúng 6 ngày sau, ở đây lại có 1 phiên. Chẳng hạn hôm nay là ngày 2-11 thì phiên tới là 8-11. Nhưng cái chính là các bạn chẳng thể biết hôm nay, ngày mai có phiên chợ nào, ở đâu để mà + 6 vào như thế, đúng không các bạn?
Dưới đây là lịch cụ thể các phiên chợ lùi ở Đồng Văn trong tháng 11-2013 để các bạn check luôn:
- Chợ Lũng Phìn: diễn ra các ngày 2-8-14-20-26 tháng 11-2013.
- Chợ Sà Phìn: 5-11-17-23-29
- Chợ Phó Bảng: 6- 12-18-24-30
- Chợ Phố Cáo: 4-10-16-22-28
Các bạn thử kiểm tra xem có ngày nào trùng với lịch trình đi của các bạn không? Có những ngày rơi vào cuối tuần và nếu gặp may thì các bạn có thể chứng kiến 2 phiên chợ lùi một chuyến đi đấy.
Trong Phiên chợ lùi Sà Phìn. Ảnh wap khám phá chụp
Ở đâu có phiên chợ lùi?
Các bạn cần nhớ là các chợ lùi ở Đồng Văn - Hà Giang chỉ họp ở 4 nơi là chợ Phố Cáo (ngay khi các bạn qua thị trấn Yên Minh một đoạn, bắt đầu bước vào Đồng Văn, ở ngay bên đường nhựa), chợ Phố Bảng (từ ngã ba Sủng Là đi vào 5km), chợ Lũng Phìn (mặc dù thuộc huyện Đồng Văn nhưng lại đi theo đường Yên Minh-Mèo Vạc nên nếu đi vào dịp nào mà chẳng may gặp chợ lùi Lũng Phìn vào đúng hôm các bạn lên + các bạn muốn đi chơi chợ lùi cho biết thì phải đổi lại lịch trình đi ngược, đó là đi từ Yên Minh-Lũng Phìn-Mèo Vạc trước rồi mới về Đồng Văn ngủ, hôm sau xuôi Lũng Cú-Sủng Là-Yên Minh…). Tùy các bạn. Chợ cuối cùng là Sà Phìn, ngay cổng nhà Vương luôn.
Note:
> 4 chợ lùi ở Hà Giang gồm: Phố Cáo - Phó Bảng - Sà Phìn - Lũng Phìn
Và theo mình thì 4 chợ trên, mình thích đi chợ Sà Phìn và Lũng Phìn nhất vì có bản sắc và đẹp hơn cả.
Bổ sung thêm: Trên đường từ Hà Giang lên Quản Bạ các bạn cũng sẽ gặp chợ Quyết Tiến ở gần chỗ núi đôi, cổng trời Quản Bạ như trên các diễn đàn có nhắc tới nhưng cái chợ này cũng không có gì hấp dẫn.
Đây là bài viết chuẩn nhất và chi tiết nhất từ trước đến nay, chỉ có wapkhampha mới có đó các bạn ạ. Bài viết đã được bảo vệ bởi chương trình bản quyền DMCA và cấm các trang web khác sao chép khai thác dưới mọi hình thức.
Nếu đọc xong mà còn chưa rõ bất cứ cái gì, cứ để lại comment cho mình ở ngay bên dưới hoặc tốt hơn là tìm vào mục hỏi đáp về Du lịch Hà Giang 2017 để tìm hiểu những comment trước, có thể sẽ có đủ thông tin cho các bạn ở trong đó rồi. Và nếu vẫn còn chưa đủ, các bạn cứ thoải mái đặt câu hỏi cho mình để bổ sung nhé.
Cùng Chuyên Mục
0 nhận xét:
Đăng nhận xét