Khi đi phỏng vấn xin việc làm cần chuẩn bị những gì, nên mặc gì |
Để chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn tuyển dụng và xin việc làm vào một công ty, cửa hiệu, cơ sở kinh doanh để làm nhân viên kế toán, nhân viên bán hàng, lập trình IT, vận chuyển, quản lý nhân sự, làm marketing... bạn cần phải có những yêu cầu sau đây...
Hỏi: Em vừa nộp hồ sơ xin việc làm qua mạng và được một công ty ở TPHCM gọi đến phỏng vấn tuyển dụng. Đây là lần đầu tiên em đi phỏng vấn xin việc, thật quá bỡ ngỡ lo lắng. Anh chị vui lòng cho biết em nên chuẩn bị những gì để có buổi trả lời phỏng vấn tốt, và em nên ăn mặc trang phục như thế nào?
Trả lời
Phỏng vấn là "vòng thi" rất quan trọng đối với các ứng viên dự tuyển. Ngoài kỹ năng chuyên môn và khả năng đáp ứng yêu cầu của công ty thì để tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng, có thể thể hiện được những điểm mạnh của bạn và tận dụng tối đa các cơ hội để giành được công việc tốt, bạn cần lưu ý những điều dưới đây trước khi đi phỏng vấn xin việc:
Ăn mặc trang phục phù hợp
Hình ảnh và cách lựa chọn trang phục là những ấn tượng đầu tiên khi bạn đi phỏng vấn xin việc. Tuy nhiên, không phải ai đi phỏng vấn cũng biết lựa chọn trang phục phù hợp. Bạn tuyệt đối không nên chọn những bộ trang phục quá rườm rà và màu sắc, đồ thể thao, lạm dụng nước hoa, trang điểm quá đậm, nhiều phụ kiện. Hãy chọn những bộ đồ sang trọng, lịch sự trong buổi ra mắt nhà tuyển dụng. Những kiểu áo truyền thống như sơ mi, vest, váy ngắn, giày tây, giày cao gót (gọi chung là giày công sở) vẫn được đánh giá cao trong những cuộc gặp gỡ cần sự nghiêm túc và trang trọng.
Hiểu biết rõ về công ty mà bạn đang trả lời phỏng vấn
Mọi nhà tuyển dụng đều mong muốn ứng viên tìm hiểu đôi chút về công ty họ trước khi đến phỏng vấn. Vì vậy bạn hãy tìm kiếm thông tin về công ty đó bằng các nguồn khác nhau như tìm hiểu trên website của họ. Họ sẽ hỏi một số câu hỏi liên quan đến công ty của họ để chắc chắn rằng bạn đã thể hiện sự nỗ lực để giành được công việc này, thể hiện sự quan tâm, nhiệt tình của bạn với công ty. Bạn nên tìm hiểu công ty một cách toàn diện (công ty thuộc ngành nào, đối thủ cạnh tranh, các ngành thuộc công ty đó đang sản xuất kinh doanh…) chứ không nên tìm hiểu đặc điểm riêng biệt của công ty. Chính vì vậy, khi phỏng vấn hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng trước khi đến phỏng vấn bạn đã tìm hiểu kỹ về công ty và có nhu cầu ứng tuyển vào vị trí nào đó chứ không phải là đến xin việc vì mục đích có việc làm.
Hãy cố gắng nói năng lưu loát
Không phải ai sinh ra cũng có thể nói chuyện lưu loát. Khi đi phỏng vấn có người thì ấp úng ậm ừ không ra tiếng, người lại nói quá nhanh. Một số thì nói cộc lốc, thiếu chủ ngữ vị ngữ hoặc số khác nói quá lan man, không rõ vấn đề, không tập trung vào câu hỏi của nhà tuyển dụng... Tuy nhiên, nếu chúng ta chuẩn bị trước, lường trước những tình huống trong buổi phỏng vấn thì khả năng diễn đạt sẽ được cải thiện hơn. Bạn nên thực hành với bạn bè hoặc người thân ở nhà trước khi bước vào cuộc phỏng vấn thực sự của nhà tuyển dụng. Hãy chọn lọc thông tin và trả lời thật lưu loát, ngắn gọn súc tích. Không nên nói quá nhiều, dài dòng bởi nó dễ khiến bạn gặp rắc rối vì vô tình để lộ ra những nhược điểm của mình.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể - nó là cái gì?
Nhà tuyển dụng họ không chỉ đọc vị được lời nói của bạn mà có thể đọc vị được ngôn ngữ cơ thể của bạn. Bạn biết đấy trong thời gian chờ đợi ở phòng chờ, nhà tuyển dụng thường có camera để theo dõi bạn. Thay vì tỏ ra tâm trạng lo lắng, đứng ngồi không yên, bạn hãy bình tĩnh, đọc những cuốn tạp chí trong phòng chờ hoặc đưa mắt quan sát căn phòng, đánh giá trong đầu cách bài trí của nó. Khi phỏng vấn không nên đan chéo tay lại vào nhau. Hãy dùng ánh mắt giao tiếp với nhà tuyển dụng để cho họ thấy bạn đang rất muốn công việc này.
Mới đăng:
>> Có nên học kỹ năng mềm
>> Nên học gì dễ kiếm việc làm
>> Nhà tuyển dụng thường hỏi gì khi phỏng vấn
Đọc vị ngôn ngữ nhà tuyển dụng: Nếu như nhà tuyển dụng có thể đọc vị ngôn ngữ của bạn thì tại sao bạn không tìm hiểu những cử chỉ ngôn ngữ của nhà tuyển dụng để có thể điều chỉnh cơ thể mình sao cho phù hợp. Chẳng hạn khi bạn nói, bạn thấy nhà tuyển dụng dướn người lên, mắt mở to nhìn chăm chú, nghĩa là bạn đang nói đến điều họ quan tâm, và cứ tiếp tục đi. Gật đầu nghĩa là đồng tình và khích lệ. Dướn người về phía trước cho thấy họ đang rất thích thú. Trong khi đó, vòng tay vào và đưa các ngón tay lên mũi, bắt chéo chân thường là những cử chỉ nói các nhà tuyển dụng không đồng tình với bạn. Ngón tay cái xoay nhẹ, các ngón khác gõ lên bàn và các hành động kiểu cách cho biết nhà tuyển dụng không chú ý đến những gì bạn nói.
Tuy nhiên bạn đừng quá áp đặt và tưởng tượng về mọi hành động của nhà tuyển dụng, đôi khi đó chỉ là một thói quen vô thức của họ mà thôi. Bạn phải dựa vào tình huống để biết chính xác ý nghĩa của các cử chỉ. Nếu bạn giao tiếp đúng tín hiệu thì chính bạn đã truyền tải được một quan điểm nhiệt tình, lạc quan và tự tin trong suốt quá chính phỏng vấn.
Nếu bạn muốn hỏi thêm các bí kíp về tuyển dụng và trả lời phỏng vấn khi xin việc, vui lòng gửi email cho chúng tôi để được hỗ trợ nhiều hơn.
Hỏi: Em vừa nộp hồ sơ xin việc làm qua mạng và được một công ty ở TPHCM gọi đến phỏng vấn tuyển dụng. Đây là lần đầu tiên em đi phỏng vấn xin việc, thật quá bỡ ngỡ lo lắng. Anh chị vui lòng cho biết em nên chuẩn bị những gì để có buổi trả lời phỏng vấn tốt, và em nên ăn mặc trang phục như thế nào?
Hồng Ánh - Q. Bình Thạnh, TPHCM
Trả lời
Phỏng vấn là "vòng thi" rất quan trọng đối với các ứng viên dự tuyển. Ngoài kỹ năng chuyên môn và khả năng đáp ứng yêu cầu của công ty thì để tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng, có thể thể hiện được những điểm mạnh của bạn và tận dụng tối đa các cơ hội để giành được công việc tốt, bạn cần lưu ý những điều dưới đây trước khi đi phỏng vấn xin việc:
Ăn mặc trang phục phù hợp
Hình ảnh và cách lựa chọn trang phục là những ấn tượng đầu tiên khi bạn đi phỏng vấn xin việc. Tuy nhiên, không phải ai đi phỏng vấn cũng biết lựa chọn trang phục phù hợp. Bạn tuyệt đối không nên chọn những bộ trang phục quá rườm rà và màu sắc, đồ thể thao, lạm dụng nước hoa, trang điểm quá đậm, nhiều phụ kiện. Hãy chọn những bộ đồ sang trọng, lịch sự trong buổi ra mắt nhà tuyển dụng. Những kiểu áo truyền thống như sơ mi, vest, váy ngắn, giày tây, giày cao gót (gọi chung là giày công sở) vẫn được đánh giá cao trong những cuộc gặp gỡ cần sự nghiêm túc và trang trọng.
Hiểu biết rõ về công ty mà bạn đang trả lời phỏng vấn
Mọi nhà tuyển dụng đều mong muốn ứng viên tìm hiểu đôi chút về công ty họ trước khi đến phỏng vấn. Vì vậy bạn hãy tìm kiếm thông tin về công ty đó bằng các nguồn khác nhau như tìm hiểu trên website của họ. Họ sẽ hỏi một số câu hỏi liên quan đến công ty của họ để chắc chắn rằng bạn đã thể hiện sự nỗ lực để giành được công việc này, thể hiện sự quan tâm, nhiệt tình của bạn với công ty. Bạn nên tìm hiểu công ty một cách toàn diện (công ty thuộc ngành nào, đối thủ cạnh tranh, các ngành thuộc công ty đó đang sản xuất kinh doanh…) chứ không nên tìm hiểu đặc điểm riêng biệt của công ty. Chính vì vậy, khi phỏng vấn hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng trước khi đến phỏng vấn bạn đã tìm hiểu kỹ về công ty và có nhu cầu ứng tuyển vào vị trí nào đó chứ không phải là đến xin việc vì mục đích có việc làm.
Hãy cố gắng nói năng lưu loát
Không phải ai sinh ra cũng có thể nói chuyện lưu loát. Khi đi phỏng vấn có người thì ấp úng ậm ừ không ra tiếng, người lại nói quá nhanh. Một số thì nói cộc lốc, thiếu chủ ngữ vị ngữ hoặc số khác nói quá lan man, không rõ vấn đề, không tập trung vào câu hỏi của nhà tuyển dụng... Tuy nhiên, nếu chúng ta chuẩn bị trước, lường trước những tình huống trong buổi phỏng vấn thì khả năng diễn đạt sẽ được cải thiện hơn. Bạn nên thực hành với bạn bè hoặc người thân ở nhà trước khi bước vào cuộc phỏng vấn thực sự của nhà tuyển dụng. Hãy chọn lọc thông tin và trả lời thật lưu loát, ngắn gọn súc tích. Không nên nói quá nhiều, dài dòng bởi nó dễ khiến bạn gặp rắc rối vì vô tình để lộ ra những nhược điểm của mình.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể - nó là cái gì?
Nhà tuyển dụng họ không chỉ đọc vị được lời nói của bạn mà có thể đọc vị được ngôn ngữ cơ thể của bạn. Bạn biết đấy trong thời gian chờ đợi ở phòng chờ, nhà tuyển dụng thường có camera để theo dõi bạn. Thay vì tỏ ra tâm trạng lo lắng, đứng ngồi không yên, bạn hãy bình tĩnh, đọc những cuốn tạp chí trong phòng chờ hoặc đưa mắt quan sát căn phòng, đánh giá trong đầu cách bài trí của nó. Khi phỏng vấn không nên đan chéo tay lại vào nhau. Hãy dùng ánh mắt giao tiếp với nhà tuyển dụng để cho họ thấy bạn đang rất muốn công việc này.
Mới đăng:
>> Có nên học kỹ năng mềm
>> Nên học gì dễ kiếm việc làm
>> Nhà tuyển dụng thường hỏi gì khi phỏng vấn
Đọc vị ngôn ngữ nhà tuyển dụng: Nếu như nhà tuyển dụng có thể đọc vị ngôn ngữ của bạn thì tại sao bạn không tìm hiểu những cử chỉ ngôn ngữ của nhà tuyển dụng để có thể điều chỉnh cơ thể mình sao cho phù hợp. Chẳng hạn khi bạn nói, bạn thấy nhà tuyển dụng dướn người lên, mắt mở to nhìn chăm chú, nghĩa là bạn đang nói đến điều họ quan tâm, và cứ tiếp tục đi. Gật đầu nghĩa là đồng tình và khích lệ. Dướn người về phía trước cho thấy họ đang rất thích thú. Trong khi đó, vòng tay vào và đưa các ngón tay lên mũi, bắt chéo chân thường là những cử chỉ nói các nhà tuyển dụng không đồng tình với bạn. Ngón tay cái xoay nhẹ, các ngón khác gõ lên bàn và các hành động kiểu cách cho biết nhà tuyển dụng không chú ý đến những gì bạn nói.
Tuy nhiên bạn đừng quá áp đặt và tưởng tượng về mọi hành động của nhà tuyển dụng, đôi khi đó chỉ là một thói quen vô thức của họ mà thôi. Bạn phải dựa vào tình huống để biết chính xác ý nghĩa của các cử chỉ. Nếu bạn giao tiếp đúng tín hiệu thì chính bạn đã truyền tải được một quan điểm nhiệt tình, lạc quan và tự tin trong suốt quá chính phỏng vấn.
Nếu bạn muốn hỏi thêm các bí kíp về tuyển dụng và trả lời phỏng vấn khi xin việc, vui lòng gửi email cho chúng tôi để được hỗ trợ nhiều hơn.
Cùng Chuyên Mục
0 nhận xét:
Đăng nhận xét