Những sai lầm khi hạ sốt cho bé sơ sinh và trẻ nhỏ |
Những sai lầm khi hạ sốt cho bé. Hạ sốt cho bé như thế nào là đúng cách? Hướng dẫn hạ sốt an toàn cho trẻ nhỏ
Hỏi: Bé nhà tôi mới 2 tuổi rưỡi và bé thường xuyên bị ốm, ho, sốt do viêm họng, viêm phế quản. Mỗi lần như vậy tôi thường cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của các nhà thuốc nhưng tôi cảm giác không an toàn. Tôi xin hỏi cho uống loại thuốc nào là đúng cách, có nên cho uống kháng sinh khi bé sốt? Ngoài ra mỗi lần bé sốt cao, tôi thường áp dụng cách là chườm đá cho bé hoặc cạo gió, không biết đó có phải là sai lầm không?
Trả lời
Khi bé bị sốt, mẹ nào cũng hoảng hốt tìm cách hạ sốt cho bé. Tuy nhiên, nếu dùng những biện pháp hạ sốt không đúng khoa học, không những không giúp bé hạ sốt mà còn gây ra hậu quả tai hại cho bé. Dưới đây là những quan niệm sai lầm và những biện pháp hạ sốt không đúng khoa học mà mẹ nên tránh áp dụng nhé.
Uống thuốc kháng sinh khi bé bị sốt
Nhiều mẹ lầm tưởng kháng sinh giúp bé hạ sốt. Tuy nhiên, thực tế là kháng sinh làm cơn sốt nghiêm trọng hơn. Nếu bé bị nhiễm khuẩn, chẳng hạn vi khuẩn gây ra đau họng, mẹ mới nên cho bé uống kháng sinh. Ngoài công dụng diệt vi khuẩn gây bệnh, kháng sinh còn diệt cả vi khuẩn có lợi trong bao tử. Dẫn đến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, bé bị chứng đầy axit.
Chườm đá lạnh hoặc dùng chanh xoa để hạ sốt
Nhiều mẹ có thói quen cho đá vào túi rồi chườm cho bé. Phương pháp này giúp vị trí chườm được làm mát. Nhưng lại khiến bé có nguy cơ bị bỏng lạnh, gây co mạch và nhiệt khó thoát ra ngoài. Từ đó, cơn sốt có thể nặng hơn. Bên cạnh đó, đá lạnh còn khiến bé có nguy cơ cao là bị sưng phổi.
Phương pháp dùng chanh xoa cho bé để hạ sốt cũng gây nguy hại cho bé. Vì trong quả chanh chứa chất axit loãng, dùng chanh xoa cho bé sẽ khiến bé bị phỏng da và hư da. Nguy hiểm hơn, nếu mẹ nặn chanh hoặc bất cứ chất gì vào miệng bé khi bé bị sốt cao, bé có thể bị sặc và tử vong.
Hạ sốt cho bé bằng cách cạo gió, cắt lở nhằm nặn máu độc
Một phương pháp chữa bệnh dân gian nhiều mẹ hay dùng đó là cạo gió. Nhưng trường hợp bé bị rối loạn đông máu thì cạo gió là rất nguy hiểm, vị việc cầm máu rất khó khăn. Trường hợp bé bị sốt xuất huyết, nếu mẹ cạo gió, bác sỹ sẽ không xác định được vùng nào xuất huyết, vùng nào cạo gió. Mẹ đừng nên cạo gió cho bé khi bé sốt nhé.
Vậy khi bé bị sốt thì nên cho bé uống loại thuốc nào, như thế nào mới được coi là đúng nguyên tắc khoa học khi sử dụng thuốc hạ sốt?
Thuốc dùng riêng đặc trị sốt là thuốc hạ sốt. Thường dùng nhất là những loại thuốc có chứa chất paracetamol, salicyclates (như aspirin). Và những loại thuốc không chứa steroidal chống sưng viêm (như ibuprofen, nabumetone). Vậy dùng thuốc hạ sốt như thế nào mới đúng khoa học?
Đúng loại: Nếu bé bị tiêu chảy, mẹ hãy dùng thuốc cao dán và thuốc uống. Nếu bé bị phát ban, mẹ đừng dùng miếng dán hạ sốt nhé. Nếu bé bị trớ, mẹ hãy dùng thuốc cao dán và thuốc viên đạn.
Đúng biện pháp: Đầu tiên, mẹ hãy hạ sốt cho bé bằng phương pháp vật lý như chườm mát. Nếu bé vẫn còn sốt, mẹ mới cho uống thuốc nhé, hoặc kết hợp cả uống thuốc và chườm mát. Lưu ý, mẹ chỉ lau mát cho bé tối đa 3 lần trong một cơn sốt.
Đúng thời điểm: nếu bé sốt cao từ 38,5 độ C trở lên, mẹ mới nên dùng thuốc hạ sốt. Nếu bé sốt nhẹ hơn thì vẫn còn ở mức an toàn, mẹ không cần cho bé uống thuốc hạ sốt.
Đúng liều: Mẹ cần tính toán đúng liều lượng thuốc khi cho bé uống. Cần tuân theo chỉ định hướng dẫn của bác sỹ hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi cho bé uống thuốc.
Đọc thêm:
>> Hạ sốt cho bé bằng lá nhọ nồi
>> Bé sốt mọc răng nên làm gì
Trên đây là những phương pháp hạ sốt sai lầm mà nhiều bà mẹ thường áp dụng song vô hình có thể làm cơn sốt của bé trầm trọng hơn. Mẹ hãy tuyệt đối tránh dùng những phương pháp đó để hạ sốt cho bé. Thay vào đó, mẹ hãy áp dụng theo nguyên tắc sử dụng thuốc đúng khoa học để bé nhanh chóng khỏi bệnh và lại an toàn nữa.
Hỏi: Bé nhà tôi mới 2 tuổi rưỡi và bé thường xuyên bị ốm, ho, sốt do viêm họng, viêm phế quản. Mỗi lần như vậy tôi thường cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của các nhà thuốc nhưng tôi cảm giác không an toàn. Tôi xin hỏi cho uống loại thuốc nào là đúng cách, có nên cho uống kháng sinh khi bé sốt? Ngoài ra mỗi lần bé sốt cao, tôi thường áp dụng cách là chườm đá cho bé hoặc cạo gió, không biết đó có phải là sai lầm không?
Ngô Thị Ngọc Yến - Thái Thụy, Thái Bình
Trả lời
Khi bé bị sốt, mẹ nào cũng hoảng hốt tìm cách hạ sốt cho bé. Tuy nhiên, nếu dùng những biện pháp hạ sốt không đúng khoa học, không những không giúp bé hạ sốt mà còn gây ra hậu quả tai hại cho bé. Dưới đây là những quan niệm sai lầm và những biện pháp hạ sốt không đúng khoa học mà mẹ nên tránh áp dụng nhé.
Uống thuốc kháng sinh khi bé bị sốt
Nhiều mẹ lầm tưởng kháng sinh giúp bé hạ sốt. Tuy nhiên, thực tế là kháng sinh làm cơn sốt nghiêm trọng hơn. Nếu bé bị nhiễm khuẩn, chẳng hạn vi khuẩn gây ra đau họng, mẹ mới nên cho bé uống kháng sinh. Ngoài công dụng diệt vi khuẩn gây bệnh, kháng sinh còn diệt cả vi khuẩn có lợi trong bao tử. Dẫn đến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, bé bị chứng đầy axit.
Chườm đá lạnh hoặc dùng chanh xoa để hạ sốt
Nhiều mẹ có thói quen cho đá vào túi rồi chườm cho bé. Phương pháp này giúp vị trí chườm được làm mát. Nhưng lại khiến bé có nguy cơ bị bỏng lạnh, gây co mạch và nhiệt khó thoát ra ngoài. Từ đó, cơn sốt có thể nặng hơn. Bên cạnh đó, đá lạnh còn khiến bé có nguy cơ cao là bị sưng phổi.
Phương pháp dùng chanh xoa cho bé để hạ sốt cũng gây nguy hại cho bé. Vì trong quả chanh chứa chất axit loãng, dùng chanh xoa cho bé sẽ khiến bé bị phỏng da và hư da. Nguy hiểm hơn, nếu mẹ nặn chanh hoặc bất cứ chất gì vào miệng bé khi bé bị sốt cao, bé có thể bị sặc và tử vong.
Hạ sốt cho bé bằng cách cạo gió, cắt lở nhằm nặn máu độc
Một phương pháp chữa bệnh dân gian nhiều mẹ hay dùng đó là cạo gió. Nhưng trường hợp bé bị rối loạn đông máu thì cạo gió là rất nguy hiểm, vị việc cầm máu rất khó khăn. Trường hợp bé bị sốt xuất huyết, nếu mẹ cạo gió, bác sỹ sẽ không xác định được vùng nào xuất huyết, vùng nào cạo gió. Mẹ đừng nên cạo gió cho bé khi bé sốt nhé.
Vậy khi bé bị sốt thì nên cho bé uống loại thuốc nào, như thế nào mới được coi là đúng nguyên tắc khoa học khi sử dụng thuốc hạ sốt?
Thuốc dùng riêng đặc trị sốt là thuốc hạ sốt. Thường dùng nhất là những loại thuốc có chứa chất paracetamol, salicyclates (như aspirin). Và những loại thuốc không chứa steroidal chống sưng viêm (như ibuprofen, nabumetone). Vậy dùng thuốc hạ sốt như thế nào mới đúng khoa học?
Đúng loại: Nếu bé bị tiêu chảy, mẹ hãy dùng thuốc cao dán và thuốc uống. Nếu bé bị phát ban, mẹ đừng dùng miếng dán hạ sốt nhé. Nếu bé bị trớ, mẹ hãy dùng thuốc cao dán và thuốc viên đạn.
Đúng biện pháp: Đầu tiên, mẹ hãy hạ sốt cho bé bằng phương pháp vật lý như chườm mát. Nếu bé vẫn còn sốt, mẹ mới cho uống thuốc nhé, hoặc kết hợp cả uống thuốc và chườm mát. Lưu ý, mẹ chỉ lau mát cho bé tối đa 3 lần trong một cơn sốt.
Đúng thời điểm: nếu bé sốt cao từ 38,5 độ C trở lên, mẹ mới nên dùng thuốc hạ sốt. Nếu bé sốt nhẹ hơn thì vẫn còn ở mức an toàn, mẹ không cần cho bé uống thuốc hạ sốt.
Đúng liều: Mẹ cần tính toán đúng liều lượng thuốc khi cho bé uống. Cần tuân theo chỉ định hướng dẫn của bác sỹ hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi cho bé uống thuốc.
Đọc thêm:
>> Hạ sốt cho bé bằng lá nhọ nồi
>> Bé sốt mọc răng nên làm gì
Trên đây là những phương pháp hạ sốt sai lầm mà nhiều bà mẹ thường áp dụng song vô hình có thể làm cơn sốt của bé trầm trọng hơn. Mẹ hãy tuyệt đối tránh dùng những phương pháp đó để hạ sốt cho bé. Thay vào đó, mẹ hãy áp dụng theo nguyên tắc sử dụng thuốc đúng khoa học để bé nhanh chóng khỏi bệnh và lại an toàn nữa.
Cùng Chuyên Mục
0 nhận xét:
Đăng nhận xét