Quy định xử phạt chậm đóng, chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội |
Quy định xử phạt chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội như thế nào và mức phạt doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu tiền?
Hỏi: Tôi được biết nếu doanh nghiệp tuyển lao động và đã làm sổ bảo hiểm, đăng ký hồ sơ với cơ quan bảo hiểm nhưng hàng tháng không chịu nộp tiền bảo hiểm theo quy định thì sẽ bị coi là trốn đóng, nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội. Vậy các trường hợp này thì doanh nghiệp bị phạt như thế nào?
Trả lời
Tình trạng chậm đóng, chậm nộp bảo hiểm xã hội là rất phổ biến trong các công ty, cơ quan - đơn vị quản lý lao động. Để quản lý tình trạng này, nhà nước đã ban hành các quy định về mức xử phạt chậm nộp bảo hiểm xã hội.
Bạn có thể tìm hiểu về quy định này tại điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng như các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Quy định mức phạt chậm nộp bảo hiểm xã hội
Mức phạt chậm nộp bảo hiểm xã hội được quy định tại điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP - Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Đối với người lao động: Theo quy định trên, sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp - xem thêm: Tiền đóng bảo hiểm xã hội có bị trượt giá không?
Trên thực tế có rất ít người lao động đi làm việc lại muốn không tham gia bảo hiểm xã hội, phần lớn lao động đều muốn có sổ bảo hiểm xã hội để có khoản lương hưu khi về già, và chỉ có tình trạng doanh nghiệp cố tình trốn đóng bảo hiểm xã hội, cầm sổ của người lao động.
Đối với chủ sử dụng lao động: Ở mức nhẹ, chủ sử dụng lao động và doanh nghiệp sẽ phạt tiền với mức từ 12% - 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng) đối với trường hợp chậm đóng + đóng không đúng mức quy định + và đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp.
Đã đăng:
>> Bảo hiểm thai sản là gì
>> Hưởng chế độ thai sản
>> Phí mua bảo hiểm thai sản
Trong trường hợp chủ sử dụng lao động (doanh nghiệp chẳng hạn) không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ bị phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (nhưng cũng tối đa không quá 75.000.000 đồng).
Ngoài ra, người lao động hoặc doanh nghiệp chậm đóng chậm nộp BHXH còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
1. Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng.
2. Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.
Đặc biệt theo quy định mới của Luật Bảo hiểm xã hội thì hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, chiếm đoạt tiền đóng BHXH còn có thể bịt truy tố hình sự nếu ở mức độ nghiêm trọng. Anh chị có thể đọc thêm Nghị định 95/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Luật Bảo hiểm xã hội mới sửa đổi.
Hỏi: Tôi được biết nếu doanh nghiệp tuyển lao động và đã làm sổ bảo hiểm, đăng ký hồ sơ với cơ quan bảo hiểm nhưng hàng tháng không chịu nộp tiền bảo hiểm theo quy định thì sẽ bị coi là trốn đóng, nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội. Vậy các trường hợp này thì doanh nghiệp bị phạt như thế nào?
Vũ Văn Nghĩa - Kỳ Sơn, Nghệ An
Trả lời
Tình trạng chậm đóng, chậm nộp bảo hiểm xã hội là rất phổ biến trong các công ty, cơ quan - đơn vị quản lý lao động. Để quản lý tình trạng này, nhà nước đã ban hành các quy định về mức xử phạt chậm nộp bảo hiểm xã hội.
Bạn có thể tìm hiểu về quy định này tại điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng như các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Quy định mức phạt chậm nộp bảo hiểm xã hội
Mức phạt chậm nộp bảo hiểm xã hội được quy định tại điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP - Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Đối với người lao động: Theo quy định trên, sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp - xem thêm: Tiền đóng bảo hiểm xã hội có bị trượt giá không?
Trên thực tế có rất ít người lao động đi làm việc lại muốn không tham gia bảo hiểm xã hội, phần lớn lao động đều muốn có sổ bảo hiểm xã hội để có khoản lương hưu khi về già, và chỉ có tình trạng doanh nghiệp cố tình trốn đóng bảo hiểm xã hội, cầm sổ của người lao động.
Đối với chủ sử dụng lao động: Ở mức nhẹ, chủ sử dụng lao động và doanh nghiệp sẽ phạt tiền với mức từ 12% - 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng) đối với trường hợp chậm đóng + đóng không đúng mức quy định + và đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp.
Đã đăng:
>> Bảo hiểm thai sản là gì
>> Hưởng chế độ thai sản
>> Phí mua bảo hiểm thai sản
Trong trường hợp chủ sử dụng lao động (doanh nghiệp chẳng hạn) không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì sẽ bị phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (nhưng cũng tối đa không quá 75.000.000 đồng).
Ngoài ra, người lao động hoặc doanh nghiệp chậm đóng chậm nộp BHXH còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
1. Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng.
2. Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.
Đặc biệt theo quy định mới của Luật Bảo hiểm xã hội thì hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, chiếm đoạt tiền đóng BHXH còn có thể bịt truy tố hình sự nếu ở mức độ nghiêm trọng. Anh chị có thể đọc thêm Nghị định 95/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Luật Bảo hiểm xã hội mới sửa đổi.
Cùng Chuyên Mục
0 nhận xét:
Đăng nhận xét