Doanh nghiệp không lập hồ sơ, làm sổ bảo hiểm cho người lao động bị phạt thế nào |
Nếu một công ty vi phạm các quy định về đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì bị phạt bao nhiêu tiền? Dưới đây là những quy định xử phạt doanh nghiệp vi phạm bảo hiểm xã hội...
Hỏi: Hiện tôi vừa thành lập một doanh nghiệp và có tuyển nhân sự để làm việc nhưng chưa kịp làm chế độ sổ bảo hiểm xã hội cho lao động vì quá bận rộn công việc. Tôi muốn hỏi khi công ty - doanh nghiệp không khai báo trung thực về số lượng người lao động cần được làm sổ bảo hiểm xã hội, đóng phí bảo hiểm, không trả chế độ thai sản, ốm đau... đúng theo quy định, chậm trễ lập hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người lao động, không có văn bản đề nghị giải quyết chế độ hưu trí cho người lao động sớm trước 30 ngày... thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời về những quy định về xử phạt doanh nghiệp có các vi phạm chính sách quy định của nhà nước về bảo hiểm xã hội
Theo quy định tại điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có ghi như sau:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng
Không lập hồ sơ hoặc văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội: Giải quyết chế độ hưu trí trước 30 ngày, tính đến ngày người lao động đủ điều kiện nghỉ việc hưởng hưu trí; giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của người lao động;
Không giới thiệu người lao động đi giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Ngoài ra phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi giả mạo hồ sơ bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội giả mạo.
Ngoài ra việc không lập hồ sơ bảo hiểm xã hội cho người lao động còn có thể được coi là hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, anh chị xem chi tiết tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
Hỏi: Hiện tôi vừa thành lập một doanh nghiệp và có tuyển nhân sự để làm việc nhưng chưa kịp làm chế độ sổ bảo hiểm xã hội cho lao động vì quá bận rộn công việc. Tôi muốn hỏi khi công ty - doanh nghiệp không khai báo trung thực về số lượng người lao động cần được làm sổ bảo hiểm xã hội, đóng phí bảo hiểm, không trả chế độ thai sản, ốm đau... đúng theo quy định, chậm trễ lập hồ sơ tham gia bảo hiểm cho người lao động, không có văn bản đề nghị giải quyết chế độ hưu trí cho người lao động sớm trước 30 ngày... thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trần Quang - Nam Từ Liêm, Hà Nội
Trả lời về những quy định về xử phạt doanh nghiệp có các vi phạm chính sách quy định của nhà nước về bảo hiểm xã hội
Theo quy định tại điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có ghi như sau:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng
Không lập hồ sơ hoặc văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội: Giải quyết chế độ hưu trí trước 30 ngày, tính đến ngày người lao động đủ điều kiện nghỉ việc hưởng hưu trí; giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của người lao động;
Không giới thiệu người lao động đi giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Ngoài ra phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi giả mạo hồ sơ bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với mỗi hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội giả mạo.
Ngoài ra việc không lập hồ sơ bảo hiểm xã hội cho người lao động còn có thể được coi là hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, anh chị xem chi tiết tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
Cùng Chuyên Mục
0 nhận xét:
Đăng nhận xét