Việc làm cho sinh viên mới ra trường: tìm việc như thế nào, nên làm gì |
Hiện nay sinh viên mới ra trường có rất nhiều người bị thất nghiệp do không chuẩn bị kỹ, tìm hiểu kỹ để đáp ứng các yêu cầu của nhà tuyển dụng, trong khi nhu cầu tìm lao động của các công ty, doanh nghiệp vẫn có rất nhiều...
Hỏi: Em đang học năm thứ 4 về công nghệ thông tin (IT) và sắp ra trường. Nghe nói bây giờ nhiều người thất nghiệp mà học lực em chỉ ở mức độ trung bình. Theo em tìm hiểu, để được lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng thì cần phải có một bản CV dễ hiểu và chi tiết. Em nên làm như thế nào?
Trả lời của https://wapkhampha.blogspot.com/
Sinh viên ra trường luôn đối mặt với tình trạng thất nghiệp, để xin cho mình một công việc phù hợp với khả năng, đam mê của bạn, cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
1.Tìm kiếm cơ hội việc làm
Công việc sẽ không bao giờ tìm đến với bạn, nếu bạn không đi tìm kiếm. Để tìm kiếm một công việc phù hợp với khả năng, đam mê của bạn, bạn có thể tìm địa chỉ tuyển dụng trên báo chí, các website tìm kiếm việc làm, đài truyền hình, các trung tâm giới thiệu việc làm, ngày hội việc làm hay trong quan hệ cá nhân, cơ quan bạn thực tập...
2. Đọc kỹ, tìm hiểu các vị trí tuyển dụng
Tìm hiểu cơ quan tuyển dụng, bạn có thể tìm hiểu tại website của công ty, các bài báo viết về công ty mà bạn muốn ứng tuyển. Tại đó, bạn có thể tìm được vị trí phù hợp với năng lực và nhu cầu của bản thân
3. Viết CV hoặc làm hồ sơ xin việc sao cho hấp dẫn
Bạn luôn phải lưu trữ, có sẵn một CV hoặc hồ sơ xin việc sao cho thuyết phục nhất, trung thực nhất. Sau đó chỉ cần thay đổi những yêu cầu nhà tuyển dụng mong muốn.
Hồ sơ thường gồm một đơn xin việc, một bản tóm tắt lý lịch, bản sao các văn bằng, thư đề nghị, giấy khen, ảnh (nếu có yêu cầu). Đơn xin việc phải đánh máy, dùng kiểu chữ thống nhất trên khổ giấy A4, nội dung ngắn gọn, nêu lý do nộp đơn; mục tiêu tìm việc, tình trạng hiện tại của bản thân, sự quan tâm đến vị trí dự tuyển, mong muốn có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với công ty. Nhớ ghi địa chỉ liên hệ của bạn ở cuối CV.
Về lý lịch bạn nên tự viết hơn là mua sẵn. Vì có những công ty ít quan tâm đến thành phần gia đình bạn mà quan tâm đến việc bạn đem lại quyền lợi gì cho họ.
4. Gửi CV hồ sơ xin việc
Nếu là gửi CV bạn hãy thường xuyên xem mail, xem nhà tuyển dụng họ đã trả lời bạn qua mail chưa. Còn nếu nộp hồ sơ trực tiếp thì bạn nên ghim toàn bộ hồ sơ bỏ trong bao thơ hoặc bao hồ sơ cỡ A4, dán cẩn thận và ghi chính xác địa chỉ của mình. Sau đó bạn nên tự đến nộp là tốt nhất.
5. Nếu được gọi phỏng vấn, bạn nên có các bước chuẩn bị sau
Xem lịch phỏng vấn hoặc gọi điện xác nhận. Tìm hiểu trước và đến địa điểm của công ty tuyển dụng tránh đi nhầm đường. Cần thể hiện tốt tác phong, trang phục sạch sẽ gọn gàng (nên dùng thời trang công sở - xem thêm). Đọc kỹ hồ sơ xin việc, các văn bằng, thư giới thiệu. Dự kiến câu hỏi và trả lời, chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ có thể gặp. Nên "thực tập" trước bạn bè hoặc người thân về các tình huống phỏng vấn.
6. Khi đến phỏng vấn cần chú ý những yêu cầu sau
Đến sớm 20 phút để đề phòng những tình huống bất trắc. Nếu phải chờ, nên tìm chỗ ngồi dễ nghe gọi tên, không nên uống nhiều nước hoặc nói chuyện quá ồn, tránh nghe điện thoại di động.
Khi trả lời bạn hãy nói ngắn gọn, rõ ràng, trả lời trực tiếp câu hỏi mà nhà tuyển dụng muốn hỏi, tránh vòng vo. Nếu có thể hỏi ngược lại là điều tốt nhất.
Khi trao đổi tiền lương, bạn hãy tìm hiểu kỹ mức lương mà công ty trả, và cảm thấy mức lương phù hợp với năng lực của chính mình.
7. Sau phỏng vấn:
Viết thư cảm ơn về buổi phỏng vấn. Có thể gọi điện hỏi kết quả, thể hiện nhiệt tình và nhắc lại tên mình.
Nếu nhận được thư chấp nhận thì gọi điện hoặc trực tiếp đến cảm ơn. Nếu nhận được thư báo không trúng tuyển: bạn vẫn nên viết thư cảm ơn và mong muốn có cơ hội. Tránh thất vọng và coi đó là kinh nghiệm cho lần phỏng vấn tiếp theo và tiếp tục tìm kiếm một công việc khác.
>> Không học đại học nên làm gì
>> Làm gì khi nhàn rỗi
>> Trang web việc làm tốt nhất
>> Kinh nghiệm tìm việc trên mạng
>> Học gì dễ xin việc
Hỏi: Em đang học năm thứ 4 về công nghệ thông tin (IT) và sắp ra trường. Nghe nói bây giờ nhiều người thất nghiệp mà học lực em chỉ ở mức độ trung bình. Theo em tìm hiểu, để được lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng thì cần phải có một bản CV dễ hiểu và chi tiết. Em nên làm như thế nào?
Đỗ Đức Anh - Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Trả lời của https://wapkhampha.blogspot.com/
Sinh viên ra trường luôn đối mặt với tình trạng thất nghiệp, để xin cho mình một công việc phù hợp với khả năng, đam mê của bạn, cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
1.Tìm kiếm cơ hội việc làm
Công việc sẽ không bao giờ tìm đến với bạn, nếu bạn không đi tìm kiếm. Để tìm kiếm một công việc phù hợp với khả năng, đam mê của bạn, bạn có thể tìm địa chỉ tuyển dụng trên báo chí, các website tìm kiếm việc làm, đài truyền hình, các trung tâm giới thiệu việc làm, ngày hội việc làm hay trong quan hệ cá nhân, cơ quan bạn thực tập...
2. Đọc kỹ, tìm hiểu các vị trí tuyển dụng
Tìm hiểu cơ quan tuyển dụng, bạn có thể tìm hiểu tại website của công ty, các bài báo viết về công ty mà bạn muốn ứng tuyển. Tại đó, bạn có thể tìm được vị trí phù hợp với năng lực và nhu cầu của bản thân
3. Viết CV hoặc làm hồ sơ xin việc sao cho hấp dẫn
Bạn luôn phải lưu trữ, có sẵn một CV hoặc hồ sơ xin việc sao cho thuyết phục nhất, trung thực nhất. Sau đó chỉ cần thay đổi những yêu cầu nhà tuyển dụng mong muốn.
Hồ sơ thường gồm một đơn xin việc, một bản tóm tắt lý lịch, bản sao các văn bằng, thư đề nghị, giấy khen, ảnh (nếu có yêu cầu). Đơn xin việc phải đánh máy, dùng kiểu chữ thống nhất trên khổ giấy A4, nội dung ngắn gọn, nêu lý do nộp đơn; mục tiêu tìm việc, tình trạng hiện tại của bản thân, sự quan tâm đến vị trí dự tuyển, mong muốn có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với công ty. Nhớ ghi địa chỉ liên hệ của bạn ở cuối CV.
Về lý lịch bạn nên tự viết hơn là mua sẵn. Vì có những công ty ít quan tâm đến thành phần gia đình bạn mà quan tâm đến việc bạn đem lại quyền lợi gì cho họ.
4. Gửi CV hồ sơ xin việc
Nếu là gửi CV bạn hãy thường xuyên xem mail, xem nhà tuyển dụng họ đã trả lời bạn qua mail chưa. Còn nếu nộp hồ sơ trực tiếp thì bạn nên ghim toàn bộ hồ sơ bỏ trong bao thơ hoặc bao hồ sơ cỡ A4, dán cẩn thận và ghi chính xác địa chỉ của mình. Sau đó bạn nên tự đến nộp là tốt nhất.
5. Nếu được gọi phỏng vấn, bạn nên có các bước chuẩn bị sau
Xem lịch phỏng vấn hoặc gọi điện xác nhận. Tìm hiểu trước và đến địa điểm của công ty tuyển dụng tránh đi nhầm đường. Cần thể hiện tốt tác phong, trang phục sạch sẽ gọn gàng (nên dùng thời trang công sở - xem thêm). Đọc kỹ hồ sơ xin việc, các văn bằng, thư giới thiệu. Dự kiến câu hỏi và trả lời, chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ có thể gặp. Nên "thực tập" trước bạn bè hoặc người thân về các tình huống phỏng vấn.
6. Khi đến phỏng vấn cần chú ý những yêu cầu sau
Đến sớm 20 phút để đề phòng những tình huống bất trắc. Nếu phải chờ, nên tìm chỗ ngồi dễ nghe gọi tên, không nên uống nhiều nước hoặc nói chuyện quá ồn, tránh nghe điện thoại di động.
Khi trả lời bạn hãy nói ngắn gọn, rõ ràng, trả lời trực tiếp câu hỏi mà nhà tuyển dụng muốn hỏi, tránh vòng vo. Nếu có thể hỏi ngược lại là điều tốt nhất.
Khi trao đổi tiền lương, bạn hãy tìm hiểu kỹ mức lương mà công ty trả, và cảm thấy mức lương phù hợp với năng lực của chính mình.
7. Sau phỏng vấn:
Viết thư cảm ơn về buổi phỏng vấn. Có thể gọi điện hỏi kết quả, thể hiện nhiệt tình và nhắc lại tên mình.
Nếu nhận được thư chấp nhận thì gọi điện hoặc trực tiếp đến cảm ơn. Nếu nhận được thư báo không trúng tuyển: bạn vẫn nên viết thư cảm ơn và mong muốn có cơ hội. Tránh thất vọng và coi đó là kinh nghiệm cho lần phỏng vấn tiếp theo và tiếp tục tìm kiếm một công việc khác.
>> Không học đại học nên làm gì
>> Làm gì khi nhàn rỗi
>> Trang web việc làm tốt nhất
>> Kinh nghiệm tìm việc trên mạng
>> Học gì dễ xin việc
Cùng Chuyên Mục
0 nhận xét:
Đăng nhận xét