Ý nghĩa và biểu trưng của loài hoa dâm bụt |
Trong một lần đi chơi ở vườn quốc gia Tam Đảo và lên khu di tích Tây Thiên, chị Tâm chợt gặp ở đây có một vạt hoa dâm bụt đỏ đang nở rộ. Hình ảnh một thời tuổi thơ bên những hàng rào dâm bụt ùa về. Chợt nhớ ra có một loài mang tên là hoa dâm bụt nhưng có thể chúng ta đã từng quên lãng …
Đã lâu lắm rồi chẳng gặp vạt cây dâm bụt nào cả. Bây giờ không chỉ các bạn trẻ ở thành phố mà có khi ở làng quê cũng chẳng biết tới loài hoa dâm bụt. Bởi làng được đô thị hóa, bê – tông hóa. Những ngõ nhỏ đôi bờ trồng bằng cây râm bụt xưa đã thay dần bằng tường gạch – bê tông. Còn rất ít làng quê giữ hàng rào cây dâm bụt.
Tại sao các cụ xưa lại thích trồng cây dâm bụt trước ngõ, dọc hàng rào? Chị Tâm cứ suy nghĩ mãi, sau đó tự phỏng đoán rằng, có thể vì nó là cây dễ trồng, chỉ cần dâm cành vào đất là sống. Rễ và cành có thể làm thuốc. Hoa lại đẹp. Thậm chí có nơi còn hái lá non đem về kho tép, nấu canh…
1. Dâm bụt hay râm bụt?
Cây hoa dâm bụt, cũng có người viết và gọi là hoa râm bụt. Có lẽ cũng chẳng nên tranh cãi rằng “dâm” hay “râm” mới đúng vì chúng đã được mặc định để gọi tên loài hoa mà chúng ta đang nhắc tới. Nhưng có lẽ, theo chị Tâm thì “dâm” vẫn là từ đúng hơn cả. Bởi khi xưa đặt tên cho chúng, các cụ có hàm ý rằng đây là loài cây dễ sống, dễ trồng- chỉ cần dâm cành xuống đất là phụt mọc lên chỉ sau vài ngày.
Như thế, chữ “dâm” ở đây có nghĩa là trồng chứ không phải là “dâm dục”.
Tuy nhiên, khi tìm hiểu thêm thì lại có người nói rằng, tên gốc của hoa dâm bụt là là "hoa dâng bụt". Tức là hoa để dâng lên cho tiên bụt nhưng về sau do cách nói trại mà thành “dâm bụt”.
2. Hoa dâm bụt nở mùa nào?
Cách đây chưa lâu, blog chị Tâm đã đăng một bài giới thiệu về những loài hoa nở mùa hè nhưng không hiểu sao lại quên mất loài dâm bụt thân thuộc này.
Và nói vậy là các bạn cũng đã hiểu: hoa dâm bụt nở vào mỗi độ mùa hè – cũng giống nhưhoa sen, hoa cẩm tú cầu…
Ngày xưa, khi hoa dâm bụt còn nhiều, về mỗi làng quê có khi còn gặp cả một vạt hoa nở đỏ rực dọc hàng rào, những con ngõ nhỏ. Cành và hoa chườm cả ra, chạm mặt người.
3. Biểu tượng và ý nghĩa của loài hoa dâm bụt
Theo sách vở và quan niệm dân gian thì hoa dâm bụt thường dùng để nói về những người con gái có lối sống không đàng hoàng, lẳng lơ, không chung tình, chung thủy. Hoa mọc ở bên hàng rào, ai đi qua cũng dễ dàng ngắt hái. Đẹp nhưng không bền.
Vì vậy, bạn đừng bao giờ có ý tưởng tặng người yêu – bạn gái của mình một cành hoa dâm bụt. Điều này cũng được mọi người “kiêng” như khi tặng hoa nhài. Bởi hoa nhài thơm nhưng theo điển tích thì lại được các cụ xưa và cho đến nay vẫn thế - ví như một người con gái lẳng lơ.
Cả hoa dâm bụt và hoa nhài đều được ví với sự lẳng lơ của người con gái.
Nhưng cũng thật là trái ngược. Nếu như ở VN, dâm bụt chỉ được coi là hạng "hoa hèn, cỏ mọn" thì ở Malaysia người ta lại tôn vinh lên hàng quốc hoa.
Tại Hàn Quốc, dâm bụt cũng trồng rất nhiều và cũng được coi là quốc hoa Hàn Quốc.
Chưa hết, loài dâm bụt Hibiscus Brackenridgei (gần giống loài dâm bụt đỏ của VN) là hoa biểu trưng của đảo Hawaii, Mỹ. Bạn có thể xem thêm bài: Hibiscus flowers in Hawaii
4. Những tên gọi của hoa dâm bụt
Hoa dâm bụt có rất nhiều tên gọi như hoa mộc cận, chu cận, đại hồng hoa, phù tang (Phật tang). Tên khoa học là Hibiscus - thuộc họ Malvaceae (cẩm qùy) với khoảng hơn 200 loài và không chỉ riêng VN mà nó mọc ở khắp thế giới. Ở ngoài Bắc thì gọi là hoa dâm bụt nhưng ở trong Nam lại gọi là bông bụp. Bông bụp là một cái tên quen thuộc với người miền Nam.
Hoa dâm bụt - bông bụt có rất nhiều màu: từ vàng, tím cà và cam, hồng, trắng tới đỏ tươi… Có một đặc điểm là hoa của chúng rất mau tàn, thường bắt đầu nở buổi sáng và chỉ cần chiều là héo. Vì vậy mà cũng còn được dùng để ví với thân phận của những người con gái đào hoa bạc mệnh.
Nhưng nếu bạn gạt bỏ qua tất cả quan niệm thì đúng là phải công nhận hoa dâm bụt đẹp. Một loài hoa đẹp dịu dàng và nhẫn nại, âm thầm. Các bạn có thể ngắm thêm chùm ảnh các loài hoa dâm bụt tại đây nếu thích.
Hoa dâm bụt
Đã lâu lắm rồi chẳng gặp vạt cây dâm bụt nào cả. Bây giờ không chỉ các bạn trẻ ở thành phố mà có khi ở làng quê cũng chẳng biết tới loài hoa dâm bụt. Bởi làng được đô thị hóa, bê – tông hóa. Những ngõ nhỏ đôi bờ trồng bằng cây râm bụt xưa đã thay dần bằng tường gạch – bê tông. Còn rất ít làng quê giữ hàng rào cây dâm bụt.
Bạn có yêu hoa dâm bụt?
Tại sao các cụ xưa lại thích trồng cây dâm bụt trước ngõ, dọc hàng rào? Chị Tâm cứ suy nghĩ mãi, sau đó tự phỏng đoán rằng, có thể vì nó là cây dễ trồng, chỉ cần dâm cành vào đất là sống. Rễ và cành có thể làm thuốc. Hoa lại đẹp. Thậm chí có nơi còn hái lá non đem về kho tép, nấu canh…
1. Dâm bụt hay râm bụt?
Cây hoa dâm bụt, cũng có người viết và gọi là hoa râm bụt. Có lẽ cũng chẳng nên tranh cãi rằng “dâm” hay “râm” mới đúng vì chúng đã được mặc định để gọi tên loài hoa mà chúng ta đang nhắc tới. Nhưng có lẽ, theo chị Tâm thì “dâm” vẫn là từ đúng hơn cả. Bởi khi xưa đặt tên cho chúng, các cụ có hàm ý rằng đây là loài cây dễ sống, dễ trồng- chỉ cần dâm cành xuống đất là phụt mọc lên chỉ sau vài ngày.
Như thế, chữ “dâm” ở đây có nghĩa là trồng chứ không phải là “dâm dục”.
Tuy nhiên, khi tìm hiểu thêm thì lại có người nói rằng, tên gốc của hoa dâm bụt là là "hoa dâng bụt". Tức là hoa để dâng lên cho tiên bụt nhưng về sau do cách nói trại mà thành “dâm bụt”.
2. Hoa dâm bụt nở mùa nào?
Cách đây chưa lâu, blog chị Tâm đã đăng một bài giới thiệu về những loài hoa nở mùa hè nhưng không hiểu sao lại quên mất loài dâm bụt thân thuộc này.
Và nói vậy là các bạn cũng đã hiểu: hoa dâm bụt nở vào mỗi độ mùa hè – cũng giống nhưhoa sen, hoa cẩm tú cầu…
Ngày xưa, khi hoa dâm bụt còn nhiều, về mỗi làng quê có khi còn gặp cả một vạt hoa nở đỏ rực dọc hàng rào, những con ngõ nhỏ. Cành và hoa chườm cả ra, chạm mặt người.
3. Biểu tượng và ý nghĩa của loài hoa dâm bụt
Theo sách vở và quan niệm dân gian thì hoa dâm bụt thường dùng để nói về những người con gái có lối sống không đàng hoàng, lẳng lơ, không chung tình, chung thủy. Hoa mọc ở bên hàng rào, ai đi qua cũng dễ dàng ngắt hái. Đẹp nhưng không bền.
Vì vậy, bạn đừng bao giờ có ý tưởng tặng người yêu – bạn gái của mình một cành hoa dâm bụt. Điều này cũng được mọi người “kiêng” như khi tặng hoa nhài. Bởi hoa nhài thơm nhưng theo điển tích thì lại được các cụ xưa và cho đến nay vẫn thế - ví như một người con gái lẳng lơ.
Cả hoa dâm bụt và hoa nhài đều được ví với sự lẳng lơ của người con gái.
Nhưng cũng thật là trái ngược. Nếu như ở VN, dâm bụt chỉ được coi là hạng "hoa hèn, cỏ mọn" thì ở Malaysia người ta lại tôn vinh lên hàng quốc hoa.
Tại Hàn Quốc, dâm bụt cũng trồng rất nhiều và cũng được coi là quốc hoa Hàn Quốc.
Chưa hết, loài dâm bụt Hibiscus Brackenridgei (gần giống loài dâm bụt đỏ của VN) là hoa biểu trưng của đảo Hawaii, Mỹ. Bạn có thể xem thêm bài: Hibiscus flowers in Hawaii
4. Những tên gọi của hoa dâm bụt
Hoa dâm bụt có rất nhiều tên gọi như hoa mộc cận, chu cận, đại hồng hoa, phù tang (Phật tang). Tên khoa học là Hibiscus - thuộc họ Malvaceae (cẩm qùy) với khoảng hơn 200 loài và không chỉ riêng VN mà nó mọc ở khắp thế giới. Ở ngoài Bắc thì gọi là hoa dâm bụt nhưng ở trong Nam lại gọi là bông bụp. Bông bụp là một cái tên quen thuộc với người miền Nam.
Hoa dâm bụt
Hoa dâm bụt - bông bụt có rất nhiều màu: từ vàng, tím cà và cam, hồng, trắng tới đỏ tươi… Có một đặc điểm là hoa của chúng rất mau tàn, thường bắt đầu nở buổi sáng và chỉ cần chiều là héo. Vì vậy mà cũng còn được dùng để ví với thân phận của những người con gái đào hoa bạc mệnh.
Nhưng nếu bạn gạt bỏ qua tất cả quan niệm thì đúng là phải công nhận hoa dâm bụt đẹp. Một loài hoa đẹp dịu dàng và nhẫn nại, âm thầm. Các bạn có thể ngắm thêm chùm ảnh các loài hoa dâm bụt tại đây nếu thích.
Cùng Chuyên Mục
0 nhận xét:
Đăng nhận xét