Bán gạo có lời lãi không, mở đại lý kinh doanh gạo cần bao nhiêu vốn |
Mở đại lý kinh doanh gạo như thế nào, liệu bán gạo có lãi không, cần bao nhiêu vốn liếng?
Hỏi: Tôi sống ở một làng ven đô thuộc phía Tây Hà Nội. Chỗ tôi hiện nay có nhiều người ngụ cư về sống. Quê tôi thì ở Hải Hậu - Nam Định, dưới nhà có nhiều gạo ngon. Tôi tính thuê một cửa hàng nhỏ ở ngoài mặt đường rồi mở đại lý kinh doanh gạo, không biết nếu bán mặt hàng này thì có lời lãi gì không và kế hoạch kinh doanh nên như thế nào là hợp lý
Trả lời về kinh nghiệm mở đại lý kinh doanh gạo lẻ
Muốn kinh doanh gạo thành công, bạn không chỉ quan tâm đến vấn đề nguồn vốn mở đại lý, nguồn hàng ổn định, mặt bằng… mà còn phải quan tâm đến nhiều vấn đề khác như đối tượng khách hàng, quảng bá sản phẩm… mà bạn có như thế nào nữa
Thông thường, trước khi kinh doanh đại lý gạo, bạn phải chuẩn bị những việc sau: Tính toán các khoản chi phí cần bỏ ra như chi phí mặt bằng, giao hàng, chi phí phát sinh và nhiều chi phí khác… Chọn nguồn cung cấp như tìm nguồn cung cấp hàng uy tín chất lượng với giá gốc và hợp lý để hợp tác lâu dài. Thị trường ở nơi bạn sống ra sao, mức sống dân cư khu vực bạn kinh doanh, địa điểm đại lý có gần chợ và khu dân cư đông đúc hay không… Sau đó, thực hiện các phương án, kế hoạch hoàn tất thủ tục đăng ký giấy tờ kinh doanh và nộp thuế, thiết kế trưng bày đại lý, tuyển nhân viên, quảng cáo… nếu có thể
Nhưng những việc trên chỉ là những việc cơ bản cần phải làm khi mở đại lý kinh doanh gạo. Nếu muốn đại lý gạo của bạn mua may bán đắt, bạn nên quan tâm đặc biệt đến những vấn đề quan trọng dưới đây nữa:
Nguồn cung cấp gạo và nguồn vốn mở đại lý - cần bao nhiêu tiền?
Về nguồn vốn để mở đại lý kinh doanh gạo, bạn nên chuẩn bị khoảng 50 triệu đồng. Khi mới bắt đầu kinh doanh, bạn chỉ cần nhập hàng từ những tổng kho gần đại lý của bạn để có thể nhập đa dạng các loại gạo. Nhập đa dạng nhiều loại gạo giúp bạn dần phân biệt được các loại gạo và ghi nhớ đặc điểm, giá thành từng loại gạo cũng như biết được loại gạo khách hàng ưa chuộng. Tuy nhiên, nhập hàng từ đại lý thì lợi nhuận doanh thu không cao bằng việc bạn nhập hàng từ chợ gạo.
Để có nguồn cung cấp tốt và giá bán rẻ, sau khi ổn định tình hình kinh doanh, bạn bắt đầu lấy hàng trực tiếp từ chợ gạo để tăng lợi nhuận. Bật mí cho bạn một địa điểm nhập hàng lý tưởng, nếu tại Hà Nội thì qua chợ gạo Hoài Đức (Hà Nội) hoặc bạn ở các tỉnh lẻ xa như Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên thì có thể nhập gạo ở quê lên bán (nhưng chủng loại ít nên phải nhập thêm ở các tỉnh về, ví dụ gạo Thái, gạo Điện Biên, gạo séng cù, gạo lứt...) còn ở miền Nam thì nên đến các chợ gạo Tiền Giang. Chợ gạo Tiền Giang cung cấp gạo với số lượng lớn và nhiều loại gạo đa dạng với mức giá hợp lý cho các đại lý kinh doanh gạo lẻ.
Quan trọng nhất cũng là loại gạo mà bạn muốn bán. Có rất nhiều loại gạo để bạn chọn kinh doanh. Những loại gạo thường được khách hàng tìm mua đó là: gạo dẻo thường 64 hoặc gạo nở, xốp, mềm cơm (Sóc Miên, Butin); gạo dẻo, thơm vừa (Jasmine, Thơm Lài); còn gạo đặc sản thì có Nàng thơm chợ Đào, ST25; gạo nguyên liệu thì có Oxy 10, Hàm Châu; tấm nguyên liệu thì tấm thường, tấm nở, tấm thơm; gạo nở thường 504; gạo nở, xốp, khô cơm (6976, Hàm châu); gạo dẻo, thơm nhẹ (4900, Tài nguyên); gạo dẻo, thơm nhiều (Lài sữa, Lài Miên); gạo nếp…
Không quảng bá chẳng ai biết tới
Bạn hãy xác định rõ đối tượng khách hàng của mình. Đó là hộ gia đình, quán ăn, nhà cơm công ty xí nghiệp… Từ đó, bạn nên vạch ra chương trình kế hoạch quảng cáo đại lý kinh doanh gạo của mình đến khách hàng.
Bạn có thể phát tờ rơi ở các chung cư, khu phố đông dân cư, công ty xí nghiệp có nhà ăn… Đầu tư hơn, bạn nên tặng khách khoảng 2 ký gạo gọi là quà giới thiệu và nhớ để lại thông tin về đại lý của bạn như địa chỉ, số điện thoại, website…
Cầu kỳ hơn, bạn hãy nấu một nồi cơm nhỏ trông thật thơm ngon nóng hổi trưng bày trước đại lý của bạn để đánh vào tâm lý khách hàng, khiến khách hàng muốn mua ngay gạo của bạn. Bên cạnh đó, bạn nên tận dụng mạng xã hội và Internet để quảng cáo sản phẩm của bạn rộng rãi mà ít tốn kém. Bạn có thể lập website riêng cho đại lý của mình (nếu bạn muốn lập website nhỏ thì xem tại đây) hoặc lập facebook nhằm cung cấp thông tin sản phẩm cũng như chia sẻ những bí quyết nấu gạo ngon, cách phân biệt các loại gạo…
Phân tích thị trường - phải biết bán cho ai chứ
Một đại lý kinh doanh gạo không chỉ bán gạo mà còn bán những phụ phẩm khác như tấm, cám… Với những nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, nhu cầu mua sản phẩm lại khác nhau, ví dụ như hộ gia đình thì thường mua gạo chất lượng, dễ ăn, nấu ngon cơm. Quán ăn, nhà ăn công ty xí nghiệp thì mua gạo khô giá thành thấp. Cơ sở, lò sản xuất bún phở, mì… thì sẽ mua gạo nguyên liệu thô. Nhà máy, cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi họ chỉ mua cám. Còn các lò nấu rượu thì họ sẽ mua tấm (gạo gãy hạt, gạo vụn…) với giá thấp hơn khoảng 30% so với gạo nguyên hạt.
Nếu tìm hiểu rõ thị trường và biết cách phân biệt các loại gạo, đồng thời tìm được nguồn hàng giá rẻ, chắc chắn việc mở đại lý kinh doanh gạo sẽ có nhiều lời lãi mà vốn liếng đầu tư cũng không phải là nhiều.
>> Kinh doanh mỹ phẩm cần những gì
>> Mở quán cà phê cần bao nhiêu vốn
Hỏi: Tôi sống ở một làng ven đô thuộc phía Tây Hà Nội. Chỗ tôi hiện nay có nhiều người ngụ cư về sống. Quê tôi thì ở Hải Hậu - Nam Định, dưới nhà có nhiều gạo ngon. Tôi tính thuê một cửa hàng nhỏ ở ngoài mặt đường rồi mở đại lý kinh doanh gạo, không biết nếu bán mặt hàng này thì có lời lãi gì không và kế hoạch kinh doanh nên như thế nào là hợp lý
Trần Thu Hoài - email: thuankhang_(***)@gmail.com
Trả lời về kinh nghiệm mở đại lý kinh doanh gạo lẻ
Muốn kinh doanh gạo thành công, bạn không chỉ quan tâm đến vấn đề nguồn vốn mở đại lý, nguồn hàng ổn định, mặt bằng… mà còn phải quan tâm đến nhiều vấn đề khác như đối tượng khách hàng, quảng bá sản phẩm… mà bạn có như thế nào nữa
Thông thường, trước khi kinh doanh đại lý gạo, bạn phải chuẩn bị những việc sau: Tính toán các khoản chi phí cần bỏ ra như chi phí mặt bằng, giao hàng, chi phí phát sinh và nhiều chi phí khác… Chọn nguồn cung cấp như tìm nguồn cung cấp hàng uy tín chất lượng với giá gốc và hợp lý để hợp tác lâu dài. Thị trường ở nơi bạn sống ra sao, mức sống dân cư khu vực bạn kinh doanh, địa điểm đại lý có gần chợ và khu dân cư đông đúc hay không… Sau đó, thực hiện các phương án, kế hoạch hoàn tất thủ tục đăng ký giấy tờ kinh doanh và nộp thuế, thiết kế trưng bày đại lý, tuyển nhân viên, quảng cáo… nếu có thể
Nhưng những việc trên chỉ là những việc cơ bản cần phải làm khi mở đại lý kinh doanh gạo. Nếu muốn đại lý gạo của bạn mua may bán đắt, bạn nên quan tâm đặc biệt đến những vấn đề quan trọng dưới đây nữa:
Nguồn cung cấp gạo và nguồn vốn mở đại lý - cần bao nhiêu tiền?
Về nguồn vốn để mở đại lý kinh doanh gạo, bạn nên chuẩn bị khoảng 50 triệu đồng. Khi mới bắt đầu kinh doanh, bạn chỉ cần nhập hàng từ những tổng kho gần đại lý của bạn để có thể nhập đa dạng các loại gạo. Nhập đa dạng nhiều loại gạo giúp bạn dần phân biệt được các loại gạo và ghi nhớ đặc điểm, giá thành từng loại gạo cũng như biết được loại gạo khách hàng ưa chuộng. Tuy nhiên, nhập hàng từ đại lý thì lợi nhuận doanh thu không cao bằng việc bạn nhập hàng từ chợ gạo.
Để có nguồn cung cấp tốt và giá bán rẻ, sau khi ổn định tình hình kinh doanh, bạn bắt đầu lấy hàng trực tiếp từ chợ gạo để tăng lợi nhuận. Bật mí cho bạn một địa điểm nhập hàng lý tưởng, nếu tại Hà Nội thì qua chợ gạo Hoài Đức (Hà Nội) hoặc bạn ở các tỉnh lẻ xa như Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên thì có thể nhập gạo ở quê lên bán (nhưng chủng loại ít nên phải nhập thêm ở các tỉnh về, ví dụ gạo Thái, gạo Điện Biên, gạo séng cù, gạo lứt...) còn ở miền Nam thì nên đến các chợ gạo Tiền Giang. Chợ gạo Tiền Giang cung cấp gạo với số lượng lớn và nhiều loại gạo đa dạng với mức giá hợp lý cho các đại lý kinh doanh gạo lẻ.
Quan trọng nhất cũng là loại gạo mà bạn muốn bán. Có rất nhiều loại gạo để bạn chọn kinh doanh. Những loại gạo thường được khách hàng tìm mua đó là: gạo dẻo thường 64 hoặc gạo nở, xốp, mềm cơm (Sóc Miên, Butin); gạo dẻo, thơm vừa (Jasmine, Thơm Lài); còn gạo đặc sản thì có Nàng thơm chợ Đào, ST25; gạo nguyên liệu thì có Oxy 10, Hàm Châu; tấm nguyên liệu thì tấm thường, tấm nở, tấm thơm; gạo nở thường 504; gạo nở, xốp, khô cơm (6976, Hàm châu); gạo dẻo, thơm nhẹ (4900, Tài nguyên); gạo dẻo, thơm nhiều (Lài sữa, Lài Miên); gạo nếp…
Không quảng bá chẳng ai biết tới
Bạn hãy xác định rõ đối tượng khách hàng của mình. Đó là hộ gia đình, quán ăn, nhà cơm công ty xí nghiệp… Từ đó, bạn nên vạch ra chương trình kế hoạch quảng cáo đại lý kinh doanh gạo của mình đến khách hàng.
Bạn có thể phát tờ rơi ở các chung cư, khu phố đông dân cư, công ty xí nghiệp có nhà ăn… Đầu tư hơn, bạn nên tặng khách khoảng 2 ký gạo gọi là quà giới thiệu và nhớ để lại thông tin về đại lý của bạn như địa chỉ, số điện thoại, website…
Cầu kỳ hơn, bạn hãy nấu một nồi cơm nhỏ trông thật thơm ngon nóng hổi trưng bày trước đại lý của bạn để đánh vào tâm lý khách hàng, khiến khách hàng muốn mua ngay gạo của bạn. Bên cạnh đó, bạn nên tận dụng mạng xã hội và Internet để quảng cáo sản phẩm của bạn rộng rãi mà ít tốn kém. Bạn có thể lập website riêng cho đại lý của mình (nếu bạn muốn lập website nhỏ thì xem tại đây) hoặc lập facebook nhằm cung cấp thông tin sản phẩm cũng như chia sẻ những bí quyết nấu gạo ngon, cách phân biệt các loại gạo…
Phân tích thị trường - phải biết bán cho ai chứ
Một đại lý kinh doanh gạo không chỉ bán gạo mà còn bán những phụ phẩm khác như tấm, cám… Với những nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, nhu cầu mua sản phẩm lại khác nhau, ví dụ như hộ gia đình thì thường mua gạo chất lượng, dễ ăn, nấu ngon cơm. Quán ăn, nhà ăn công ty xí nghiệp thì mua gạo khô giá thành thấp. Cơ sở, lò sản xuất bún phở, mì… thì sẽ mua gạo nguyên liệu thô. Nhà máy, cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi họ chỉ mua cám. Còn các lò nấu rượu thì họ sẽ mua tấm (gạo gãy hạt, gạo vụn…) với giá thấp hơn khoảng 30% so với gạo nguyên hạt.
Nếu tìm hiểu rõ thị trường và biết cách phân biệt các loại gạo, đồng thời tìm được nguồn hàng giá rẻ, chắc chắn việc mở đại lý kinh doanh gạo sẽ có nhiều lời lãi mà vốn liếng đầu tư cũng không phải là nhiều.
>> Kinh doanh mỹ phẩm cần những gì
>> Mở quán cà phê cần bao nhiêu vốn
Cùng Chuyên Mục
0 nhận xét:
Đăng nhận xét