Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết và nguyên nhân bệnh chân tay miệng |
Hiện nay có rất nhiều trẻ bị mắc bệnh chân tay miệng mà nếu không khéo, con cái bạn cũng có thể bị lây nhiễm hoặc vô tình mắc phải...
Hỏi: Con trai tôi năm nay 8 tuổi, đang học lớp 3 và ở trường đã có một số học sinh bị mắc bệnh chân tay miệng. Tôi muốn biết bệnh này có lây lan không, nguyên nhân tại sao xuất hiện bệnh chân tay miệng và cách phòng tránh như thế nào? Làm sao biết chắc đó là bệnh chân tay miệng?
Trả lời
Hệ thống miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện nên rất dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập tấn công. Bệnh chân tay miệng là một trong những bệnh trẻ em rất dễ mắc phải, lây lan nhanh có khả năng bùng phát thành dịch nhất là vào thời điểm giao mùa, thời tiết thất thường.
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, do siêu vi khuẩn đường ruột Coxsakie gây nên. Bệnh có khả năng truyền nhiễm rất cao qua đường miệng tại những khu vực cộng đồng, khu vui chơi, trường mẫu giáo.
Trẻ lành bị lây bệnh do tiếp xúc với chất dịch tiết từ mũi, miệng, nước bọt của trẻ nhiễm bệnh qua hoạt động thường ngày như: cầm nắm, động vào đồ dùng chứa nguồn bệnh, hay khi vui chơi bị nước bọt, nước mũi trẻ nhiễm bệnh văng vào. Bên cạnh đó, còn qua bàn tay của người lớn chăm sóc trẻ.
Thông qua niêm mạc miệng hay ruột vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống hạch bạch huyết và gây nên những tổn thương trên niêm mạc và da. Sở dĩ gọi là bệnh chân tay miệng do xuất hiện bọng nước ở tay, chân và miệng của trẻ.
Khi bị nhiễm bệnh, trong một hai ngày đầu trẻ có biểu hiện mệt mỏi, ăn kém; đau họng, đau bụng, nhiều nước bọt kèm theo sốt vừa hoặc sốt cao lên tới 39-40 độ.
Vào giai đoạn phát bệnh, trẻ quấy khóc nhiều, biếng ăn hoặc bỏ ăn, ngủ không ngon giấc hay giật mình, tay chân run rẩy loạng choạng bất thường. Một dấu hiệu đặc trưng của bệnh là nổi các ban đỏ đường kính 2-3mm gồ lên hay ẩn dưới da sau đó xuất hiện các bóng nước hình bầu dục, màu xám. Các bọng nước này mọc nhiều ở ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay, bàn chân, mông nhưng không gây ngứa hoặc đau.
Đã đăng trên website này:
>> Nguyên nhân gây trầm cảm
>> Triệu chứng bệnh zona thần kinh
>> Dấu hiệu bệnh gút
>> Biểu hiện bệnh gan
Nếu loét miệng, bóng nước trên niêm mạc miệng vỡ tạo thành những vết loét kích thước 4-8mm ở lưỡi, hai bên má, vòm miệng của trẻ làm cho trẻ đau, khó chịu khi ăn uống và nuốt thức ăn.
Có nhiều trường hợp chỉ có những vết loét trong miệng, bóng nước hay hồng ban xuất hiện trên da rất ít dễ khiến cho cha mẹ hiểu lầm trẻ bị lở miệng thông thường. Khi bệnh diễn tiến nặng hơn, không phát hiện sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm tới tính mạng của trẻ như viêm màng não, phù phổi cấp, viêm cơ tim, co giật, hôn mê, mạch đập nhanh.
Những biến chứng có thể xảy ra đồng thời, diễn biến rất nhanh trong vòng 24 giờ và gây tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời. Do vậy, khi thấy trẻ gặp các triệu chứng trên đây, cha mẹ hãy đưa con tới ngay cơ sở y tế để điều trị.
Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn tổng quan, chi tiết về bệnh chân tay miệng và chủ động phát hiện và đưa trẻ tới cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất cũng như việc chăm sóc trẻ đầy đủ kịp thời để phòng ngừa lây nhiễm bệnh.- Bài viết được đặt trong mục Sức khỏe
Hỏi: Con trai tôi năm nay 8 tuổi, đang học lớp 3 và ở trường đã có một số học sinh bị mắc bệnh chân tay miệng. Tôi muốn biết bệnh này có lây lan không, nguyên nhân tại sao xuất hiện bệnh chân tay miệng và cách phòng tránh như thế nào? Làm sao biết chắc đó là bệnh chân tay miệng?
Hồng Thu - Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội
Trả lời
Hệ thống miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện nên rất dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập tấn công. Bệnh chân tay miệng là một trong những bệnh trẻ em rất dễ mắc phải, lây lan nhanh có khả năng bùng phát thành dịch nhất là vào thời điểm giao mùa, thời tiết thất thường.
Nguyên nhân gây bệnh chân tay miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, do siêu vi khuẩn đường ruột Coxsakie gây nên. Bệnh có khả năng truyền nhiễm rất cao qua đường miệng tại những khu vực cộng đồng, khu vui chơi, trường mẫu giáo.
Trẻ lành bị lây bệnh do tiếp xúc với chất dịch tiết từ mũi, miệng, nước bọt của trẻ nhiễm bệnh qua hoạt động thường ngày như: cầm nắm, động vào đồ dùng chứa nguồn bệnh, hay khi vui chơi bị nước bọt, nước mũi trẻ nhiễm bệnh văng vào. Bên cạnh đó, còn qua bàn tay của người lớn chăm sóc trẻ.
Thông qua niêm mạc miệng hay ruột vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống hạch bạch huyết và gây nên những tổn thương trên niêm mạc và da. Sở dĩ gọi là bệnh chân tay miệng do xuất hiện bọng nước ở tay, chân và miệng của trẻ.
Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết trẻ bị mắc bệnh chân tay miệng
Khi bị nhiễm bệnh, trong một hai ngày đầu trẻ có biểu hiện mệt mỏi, ăn kém; đau họng, đau bụng, nhiều nước bọt kèm theo sốt vừa hoặc sốt cao lên tới 39-40 độ.
Vào giai đoạn phát bệnh, trẻ quấy khóc nhiều, biếng ăn hoặc bỏ ăn, ngủ không ngon giấc hay giật mình, tay chân run rẩy loạng choạng bất thường. Một dấu hiệu đặc trưng của bệnh là nổi các ban đỏ đường kính 2-3mm gồ lên hay ẩn dưới da sau đó xuất hiện các bóng nước hình bầu dục, màu xám. Các bọng nước này mọc nhiều ở ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay, bàn chân, mông nhưng không gây ngứa hoặc đau.
Đã đăng trên website này:
>> Nguyên nhân gây trầm cảm
>> Triệu chứng bệnh zona thần kinh
>> Dấu hiệu bệnh gút
>> Biểu hiện bệnh gan
Nếu loét miệng, bóng nước trên niêm mạc miệng vỡ tạo thành những vết loét kích thước 4-8mm ở lưỡi, hai bên má, vòm miệng của trẻ làm cho trẻ đau, khó chịu khi ăn uống và nuốt thức ăn.
Có nhiều trường hợp chỉ có những vết loét trong miệng, bóng nước hay hồng ban xuất hiện trên da rất ít dễ khiến cho cha mẹ hiểu lầm trẻ bị lở miệng thông thường. Khi bệnh diễn tiến nặng hơn, không phát hiện sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm tới tính mạng của trẻ như viêm màng não, phù phổi cấp, viêm cơ tim, co giật, hôn mê, mạch đập nhanh.
Những biến chứng có thể xảy ra đồng thời, diễn biến rất nhanh trong vòng 24 giờ và gây tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời. Do vậy, khi thấy trẻ gặp các triệu chứng trên đây, cha mẹ hãy đưa con tới ngay cơ sở y tế để điều trị.
Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn tổng quan, chi tiết về bệnh chân tay miệng và chủ động phát hiện và đưa trẻ tới cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất cũng như việc chăm sóc trẻ đầy đủ kịp thời để phòng ngừa lây nhiễm bệnh.- Bài viết được đặt trong mục Sức khỏe
Cùng Chuyên Mục
0 nhận xét:
Đăng nhận xét