Bài 8: Các địa điểm du lịch ở Đồng Văn |
Địa điểm du lịch Đồng Văn - Lên tới Đồng Văn rồi đi đâu? Các địa điểm tham quan ở Đồng Văn – Hà Giang như thế nào?
Nhiều người vẫn bảo: “Đi Đồng Văn – Hà Giang mà ngồi xe khách thì còn đâu cái thú cưỡi xe máy cùng nhóm phượt trải mình vào gió, phóng tầm mắt ra khắp thiên nhiên hùng vỹ. Đi xe khách chỉ được ngắm cảnh qua ô cửa kính”.
Đúng là như thế, nhưng theo lịch trình của mình thì các bạn vẫn có một cách để cảm nhận đủ những cảm giác của những người đi xe máy. Đó là hãy khẩn trương thuê một chiếc xe máy ở ngay TT Đồng Văn rồi đi chơi tại các địa điểm du lịch mà có thể các bạn đã biết hoặc theo chỉ dẫn của mình ở bên dưới.
1. Tại tất cả các nhà nghỉ, nhà trọ bình dân, khách sạn ở khu phố cổ Đồng Văn hiện nay đều có dịch vụ cho thuê xe máy. Tốt hơn, các bạn gọi điện, đặt xe ngay từ khi còn ở Hà Giang hoặc trước đó 1-2 hôm.
Và nếu đặt phòng trọ ở đâu thì dặn thuê xe ở đó, mặc cả giá trước. Và do phần lớn khách đều thuê xe ở dưới Hà Giang nên xe ở Đồng Văn còn thừa nhiều lắm.
Tuy nhiên, không hiểu sao mà giá xe thuê ở Đồng Văn lại đắt hơn ở Hà Giang. Nếu ở Hà Giang là 200K/xe thì tại Đồng Văn là 250K.
Mặc dù đắt, nhưng theo mình tính ra vẫn còn rẻ hơn xe ôm. Nếu đi xe ôm thì chết tiền!
Note:
- Giá thuê xe máy ở Đồng Văn là 250.000 đồng/xe. Về phải đổ trả đầy xăng.
2. Nhận xe càng sớm càng tốt và lên đường thôi. Cứ 2 người một cặp cho rẻ.
3. Đầu tiên, có 2 lựa chọn: Một là từ Phố cổ Đồng Văn, các bạn phi xe thẳng ra con đường hạnh phúc để ngắm đèo Mã Pí Lèng – cách có 20km thôi. Sau đó quay về. Hai là đi các điểm ở bên dưới trước rồi chiều hoặc hôm sau đi Mã Pí Lèng (nhưng chắc là phải để hôm sau đi Mã Pí Lèng thôi vì sẽ khá muộn).
4. Nếu đi thẳng về cột cờ Lũng Cú, các bạn sẽ quay ngược về ngã ba Khèn- cách trung tâm khoảng 2km, gặp tấm biển đề Lũng Cú 22km thì rẽ phải đi vào con đường đó, qua xã Thài Phìn Tủng chạy thẳng lên cột cờ Lũng Cú.
5. Tầm 12g trưa các bạn có thể ăn uống tại đó, nghỉ ngơi chút tầm 1-1g30 là sút xuôi nhưng không đi theo con đường cũ nữa mà chạy thẳng về xã Ma Lé - Lũng Táo - ngã ba Sà Phìn (chỗ nhìn xuống dinh vua Mèo)- thêm 20km nữa. Theo dõi tất cả các bài viết về Hà Giang của wap khám phá để cập nhật thêm nhiều thông tin về các địa danh cần tham quan như thế nào các bạn nhé. Nếu rời Lũng Cú sớm được thì tốt vì còn có vài nơi cần phải đến nữa.
6. Từ đây, các bạn có thể tranh thủ đi xuống thung lũng Sà Phìn tham quan dinh thự họ Vương (ở ngay bên dưới ngã ba) hoặc đi thẳng xuôi Sủng Là (nằm kề Sà Phìn)- tức là đi ngược lại đường buổi sáng- để chụp ảnh hoa tam giác mạch Sủng Là, lúc về quay lại dinh nhà Vương sau. Từ ngã ba Sà Phìn quay lại Sủng Là cũng chỉ tầm 8-10km. Nếu mục đích chỉ đi để chụp hoa tam giác mạch thì không cần xuống Sủng Là nữa mà ngay trên đường đi thăm cột cờ Lũng Cú đã có nhiều hoa tam giác mạch nở ở các xã Ma Lé, Lũng Táo, Thài Phìn Tủng.
Note:
- Dinh vua Mèo còn có các tên khác là dinh thự họ Vương, nhà vua mèo Vương Chí Sình… nên đừng nhầm lẫn nhé, tất cả chỉ là một.
- Thung lũng Sà Phìn là nơi có dinh vua Mèo. Trên đường nhìn xuống khá cao nên có bạn còn gọi là cổng trời Sà Phìn – không rõ cảm giác cổng trời lắm bằng cổng trời Quản Bạ.
7. Tuy nhiên, theo mình thì không nên xuống dinh vua Mèo ngay mà đi thẳng xuống Sủng Là (cách ngã ba Sà Phìn khoảng 5km thôi), Phố Bảng (cách ngã ba Sủng Là 5km nữa) để chơi – tham quan, chụp ảnh tại các địa điểm sau:
7.1 - Cảnh quan thung lũng Sủng Là đẹp như một bức tranh – mình chưa gặp ở đâu có phong cảnh tuyệt vời như thế. Và đây, các bạn thử ngắm qua những hình ảnh về thung lũng Sủng Là xem thế nào – nếu ưng ý thì nhớ để lại vài lời cảm nhận cho mình nhé.
- Tại thung lũng Sủng Là: vào bản Lô Lô để thăm ngôi nhà từng là phim trường chuyện của Pao.
- Vào mùa thu, quanh Sủng Là rất nhiều hoa tam giác mạch. Vào mùa xuân, trước các ngôi nhà là cả rừng hoa đào Hà Giang nở rực rỡ. Còn ngoài cánh đồng là những ruộng cải vàng nở dưới những tán cây sa mộc đẹp như tranh.
- Ngoài ra, Sủng Là còn có hoa lê nữa – cái này ít người biết lắm.
7.2- Thị trấn Phố Bảng: Một thị trấn cổ bị lãng quên, nơi có phiên chợ lùi Hà Giang độc đáo và vào mùa hoa tam giác mạch thì có hoa tam giác mạch, vào mùa xuân thì có hoa đào hoa mận như ở Sủng Là.
- Phố Bảng là nơi có nhà cửa khá trù phú. Ngoài những dãy nhà kiểu mới thì còn nguyên một dãy nhà cổ trình tường mà các bạn đều biết là nó thế nào rồi đúng không? Nên tìm nó để làm vài kiểu ảnh để lưu dấu đã một lần qua Phố Bảng. Tốt nhất, các bạn đọc thêm bài mình đã viết riêng về nó – thị trấn Phố Bảng – Đồng Văn.
- Tại Phố Bảng có một thung lũng hoa hồng rất đẹp. À tại lối vào nhà của Pao ở Sủng Là cũng có thung lũng hoa hồng như thế.
- Mùa xuân, Phố Bảng cũng có rất nhiều hoa đào và mận. Mình đã chụp được nhiều kiểu ảnh khá đẹp.
- Từ chợ Phố Bảng, đi có vài cây nữa là ra tới cửa khẩu Phó Bảng và cột mốc. Cửa khẩu vắng lắm, không một bóng người nhưng đẹp. Nếu có điều kiện đi Phó Bảng thì cũng nên qua cho biết. Cần phải thông qua trạm biên phòng để họ quản lý.
7.3- Từ Phố Bảng đi sang Phố Là: 7km nữa. Đây mới là thiên đường hoa tam giác mạch. Tuy nhiên, nếu không phải mùa hoa tam giác mạch thì các bạn không cần vào.
8. Rời các địa điểm kể trên trở về thị trấn Đồng Văn – chắc chỉ khoảng 3-4g chiều vì còn tùy các bạn rong chơi thế nào. Có 2 cách: một là đi xuống thung lũng Sà Phìn thăm dinh vua Mèo. Hai là bỏ qua, đi thẳng về con đường hạnh phúc ngắm đỉnh đèo Mã Pí Lèng và dòng sông Nho Quế.
Như mình đã nói, thường nếu đi vào mùa sương thì đi lúc sớm quá hoặc muộn quá sẽ bị mù trời và không còn ngắm được dòng sông xanh trong nằm sâu hoắm ở bên dưới như một sợi chỉ. Nên cố gắng đi vào lúc 3-4g chiều là có nắng hửng và sông đẹp nhất.
Đỉnh Mã Pí Lèng chỉ cách TT Đồng Văn chừng 20km nên chạy một lát là tới. Chụp ảnh nhanh và ngắm mây trời rồi trở về thị trấn ăn uống và ngủ lại.
Note:
- Khi đi đèo Mã Pí Lèng nhớ mua ít kẹo cho bọn trẻ con đứng xin khách đi qua đường, đừng cho tiền kẻo làm hư các bé.
- Trên đường đi cột cờ Lũng Cú giờ cũng có các bé đáng thương như thế.
9. Theo wapkhampha thì hôm đầu tiên đến Đồng Văn, các bạn không nên đi dinh thự vua Mèo ngay mà cần nghiên cứu lịch trình cho kỹ xem sáng hôm sau có rơi vào “phiên chợ lùi” nào không, tốt nhất là phiên chợ lùi Sà Phìn thì sẽ kết hợp với đi chơi chợ và thăm dinh nhà Vương luôn (chợ nằm ngay cửa nhà Vương).
10. Thông thường các bạn sẽ đi vào đêm thứ 6 và sáng thứ 7 bắt đầu từ Hà Giang đi Đồng Văn. Sau đó sáng Chủ Nhật trở về. Vào sáng CN tại thị trấn Đồng Văn sẽ có phiên chợ định kỳ. Các bạn có thể ghé qua chợ phiên Đồng Văn một chút nhưng sẽ có 2 lựa chọn sau đây:
- Một là đi xe khách sớm thì sẽ không kịp qua chợ vì xe khách về Hà Giang rất sớm. Nếu muộn phải chờ tới trưa.
- Hai là ở lại chơi chợ đến tầm gần trưa thì bắt xe khách về Hà Giang.
11. Chợ Đồng Văn gần như không còn nhiều bản sắc nữa. Chợ đã chuyển sang khu mới xây, chẳng hề khác ở dưới xuôi, mà cũng bị hiện đại hóa, chẳng còn thú vị. Đã đi Hà Giang là phải tìm đến những phiên chợ lùi, nơi bản sắc vùng cao còn hiển hiện rõ. wap khám phá đã có một bài giới thiệu rất kỹ về Phiên chợ lùi Hà Giang.
12. Theo lịch trình này, sáng hôm thứ hai có mặt ở đất Đồng Văn, các bạn sẽ dậy thật sớm (5g) để ra bắt xe A Sinh (chạy lúc 6g30) trở lại chợ Sà Phìn và dinh vua Mèo là nhảy xuống. Sau 30 phút là có mặt ở chợ Sà Phìn. Các bạn xuống xe, vào chợ vui chơi, ăn sáng, chụp ảnh, mua sắm đặc sản vùng cao… và cảm nhận về người Mông ở cao nguyên đá.
Sau đó lên mua vé tham quan dinh thự vua Mèo. Tầm 10g30 sẽ có chuyến xe của nhà Hưng Hoa chạy từ TT Đồng Văn về qua. Các bạn có thể “alo” cho họ, rồi lên đường QL 4C chờ họ tới là nhảy lên xuôi về Hà Giang. Khoảng 15g30-16g là các bạn có mặt ở thị xã bên dòng sông Lô, bảo họ cho xuống cà phê Phố Đá là quán to nhất ở đây hoặc dạo vòng vòng khám phá, nhưng cũng chẳng có gì đâu. Tầm 19g30 là có chuyến xe đầu tiên (Hưng Thành) xuất bến xuôi Hà Nội, còn các hãng khác thì 20g30. Các bạn cũng có thể đi ăn uống vui chơi ở Hà Giang thoải mái rồi ra bến xe cũng được.
- Lại qua 1 đêm và hôm sau, các bạn có mặt ở Hà Nội vào lúc 5g sáng. Kết thúc một chuyến đi chỉ có 3 đêm + 2 ngày mà gần như đi được khắp, tổng chi phí nếu tiết kiệm cũng chỉ mất chừng 1-1,2 triệu đồng (không tính mua sắm, nhậu nhẹt)- đó là mức chi tiêu dè sẻn nhất. wapkhampha đã có một bài tính tổng chi phí cụ thể cho một chuyến đi du lịch bụi Hà Giang bằng xe khách và xe máy- các bạn tìm đọc lại nhé.
Nếu các bạn không thích "lịch trình" như trên của mình và muốn có lịch trình khác theo điều kiện và mốc thời gian riêng của các bạn, các bạn cứ để lại câu hỏi cho mình ở phần comment thuộc mục Hỏi đáp về du lịch Hà Giang, mình sẽ trả lời cho các bạn. Tốt hơn, các bạn nghiên cứu thông tin của mình rồi tự vẽ ra hành trình cho mình một cách càng cụ thể càng dễ hiểu. Sau đó mình sẽ chỉnh sửa, bổ sung cho các bạn.
Và để không bị bỏ lỡ bất cứ thông tin, bài viết nào cũng như theo dõi một cách tuần tự và chặt chẽ hơn, mình nghĩ các bạn nên tìm theo mục: Đi Hà Giang như thế nào để đọc. Hoặc bắt đầu từ bài 1: Du lịch Hà Giang bằng xe khách.
Nhiều người vẫn bảo: “Đi Đồng Văn – Hà Giang mà ngồi xe khách thì còn đâu cái thú cưỡi xe máy cùng nhóm phượt trải mình vào gió, phóng tầm mắt ra khắp thiên nhiên hùng vỹ. Đi xe khách chỉ được ngắm cảnh qua ô cửa kính”.
Đúng là như thế, nhưng theo lịch trình của mình thì các bạn vẫn có một cách để cảm nhận đủ những cảm giác của những người đi xe máy. Đó là hãy khẩn trương thuê một chiếc xe máy ở ngay TT Đồng Văn rồi đi chơi tại các địa điểm du lịch mà có thể các bạn đã biết hoặc theo chỉ dẫn của mình ở bên dưới.
Ngã ba thung lũng Sà Phìn và lối rẽ đi Lũng Cú. Ảnh wap khám phá chụp
1. Tại tất cả các nhà nghỉ, nhà trọ bình dân, khách sạn ở khu phố cổ Đồng Văn hiện nay đều có dịch vụ cho thuê xe máy. Tốt hơn, các bạn gọi điện, đặt xe ngay từ khi còn ở Hà Giang hoặc trước đó 1-2 hôm.
Và nếu đặt phòng trọ ở đâu thì dặn thuê xe ở đó, mặc cả giá trước. Và do phần lớn khách đều thuê xe ở dưới Hà Giang nên xe ở Đồng Văn còn thừa nhiều lắm.
Tuy nhiên, không hiểu sao mà giá xe thuê ở Đồng Văn lại đắt hơn ở Hà Giang. Nếu ở Hà Giang là 200K/xe thì tại Đồng Văn là 250K.
Mặc dù đắt, nhưng theo mình tính ra vẫn còn rẻ hơn xe ôm. Nếu đi xe ôm thì chết tiền!
Note:
- Giá thuê xe máy ở Đồng Văn là 250.000 đồng/xe. Về phải đổ trả đầy xăng.
2. Nhận xe càng sớm càng tốt và lên đường thôi. Cứ 2 người một cặp cho rẻ.
3. Đầu tiên, có 2 lựa chọn: Một là từ Phố cổ Đồng Văn, các bạn phi xe thẳng ra con đường hạnh phúc để ngắm đèo Mã Pí Lèng – cách có 20km thôi. Sau đó quay về. Hai là đi các điểm ở bên dưới trước rồi chiều hoặc hôm sau đi Mã Pí Lèng (nhưng chắc là phải để hôm sau đi Mã Pí Lèng thôi vì sẽ khá muộn).
4. Nếu đi thẳng về cột cờ Lũng Cú, các bạn sẽ quay ngược về ngã ba Khèn- cách trung tâm khoảng 2km, gặp tấm biển đề Lũng Cú 22km thì rẽ phải đi vào con đường đó, qua xã Thài Phìn Tủng chạy thẳng lên cột cờ Lũng Cú.
5. Tầm 12g trưa các bạn có thể ăn uống tại đó, nghỉ ngơi chút tầm 1-1g30 là sút xuôi nhưng không đi theo con đường cũ nữa mà chạy thẳng về xã Ma Lé - Lũng Táo - ngã ba Sà Phìn (chỗ nhìn xuống dinh vua Mèo)- thêm 20km nữa. Theo dõi tất cả các bài viết về Hà Giang của wap khám phá để cập nhật thêm nhiều thông tin về các địa danh cần tham quan như thế nào các bạn nhé. Nếu rời Lũng Cú sớm được thì tốt vì còn có vài nơi cần phải đến nữa.
6. Từ đây, các bạn có thể tranh thủ đi xuống thung lũng Sà Phìn tham quan dinh thự họ Vương (ở ngay bên dưới ngã ba) hoặc đi thẳng xuôi Sủng Là (nằm kề Sà Phìn)- tức là đi ngược lại đường buổi sáng- để chụp ảnh hoa tam giác mạch Sủng Là, lúc về quay lại dinh nhà Vương sau. Từ ngã ba Sà Phìn quay lại Sủng Là cũng chỉ tầm 8-10km. Nếu mục đích chỉ đi để chụp hoa tam giác mạch thì không cần xuống Sủng Là nữa mà ngay trên đường đi thăm cột cờ Lũng Cú đã có nhiều hoa tam giác mạch nở ở các xã Ma Lé, Lũng Táo, Thài Phìn Tủng.
Dinh vua Mèo - Một trong những điểm tham quan du lịch ở Đồng Văn. Photo wap khám phá
Note:
- Dinh vua Mèo còn có các tên khác là dinh thự họ Vương, nhà vua mèo Vương Chí Sình… nên đừng nhầm lẫn nhé, tất cả chỉ là một.
- Thung lũng Sà Phìn là nơi có dinh vua Mèo. Trên đường nhìn xuống khá cao nên có bạn còn gọi là cổng trời Sà Phìn – không rõ cảm giác cổng trời lắm bằng cổng trời Quản Bạ.
7. Tuy nhiên, theo mình thì không nên xuống dinh vua Mèo ngay mà đi thẳng xuống Sủng Là (cách ngã ba Sà Phìn khoảng 5km thôi), Phố Bảng (cách ngã ba Sủng Là 5km nữa) để chơi – tham quan, chụp ảnh tại các địa điểm sau:
7.1 - Cảnh quan thung lũng Sủng Là đẹp như một bức tranh – mình chưa gặp ở đâu có phong cảnh tuyệt vời như thế. Và đây, các bạn thử ngắm qua những hình ảnh về thung lũng Sủng Là xem thế nào – nếu ưng ý thì nhớ để lại vài lời cảm nhận cho mình nhé.
- Tại thung lũng Sủng Là: vào bản Lô Lô để thăm ngôi nhà từng là phim trường chuyện của Pao.
- Vào mùa thu, quanh Sủng Là rất nhiều hoa tam giác mạch. Vào mùa xuân, trước các ngôi nhà là cả rừng hoa đào Hà Giang nở rực rỡ. Còn ngoài cánh đồng là những ruộng cải vàng nở dưới những tán cây sa mộc đẹp như tranh.
- Ngoài ra, Sủng Là còn có hoa lê nữa – cái này ít người biết lắm.
7.2- Thị trấn Phố Bảng: Một thị trấn cổ bị lãng quên, nơi có phiên chợ lùi Hà Giang độc đáo và vào mùa hoa tam giác mạch thì có hoa tam giác mạch, vào mùa xuân thì có hoa đào hoa mận như ở Sủng Là.
- Phố Bảng là nơi có nhà cửa khá trù phú. Ngoài những dãy nhà kiểu mới thì còn nguyên một dãy nhà cổ trình tường mà các bạn đều biết là nó thế nào rồi đúng không? Nên tìm nó để làm vài kiểu ảnh để lưu dấu đã một lần qua Phố Bảng. Tốt nhất, các bạn đọc thêm bài mình đã viết riêng về nó – thị trấn Phố Bảng – Đồng Văn.
- Tại Phố Bảng có một thung lũng hoa hồng rất đẹp. À tại lối vào nhà của Pao ở Sủng Là cũng có thung lũng hoa hồng như thế.
- Mùa xuân, Phố Bảng cũng có rất nhiều hoa đào và mận. Mình đã chụp được nhiều kiểu ảnh khá đẹp.
- Từ chợ Phố Bảng, đi có vài cây nữa là ra tới cửa khẩu Phó Bảng và cột mốc. Cửa khẩu vắng lắm, không một bóng người nhưng đẹp. Nếu có điều kiện đi Phó Bảng thì cũng nên qua cho biết. Cần phải thông qua trạm biên phòng để họ quản lý.
7.3- Từ Phố Bảng đi sang Phố Là: 7km nữa. Đây mới là thiên đường hoa tam giác mạch. Tuy nhiên, nếu không phải mùa hoa tam giác mạch thì các bạn không cần vào.
8. Rời các địa điểm kể trên trở về thị trấn Đồng Văn – chắc chỉ khoảng 3-4g chiều vì còn tùy các bạn rong chơi thế nào. Có 2 cách: một là đi xuống thung lũng Sà Phìn thăm dinh vua Mèo. Hai là bỏ qua, đi thẳng về con đường hạnh phúc ngắm đỉnh đèo Mã Pí Lèng và dòng sông Nho Quế.
Như mình đã nói, thường nếu đi vào mùa sương thì đi lúc sớm quá hoặc muộn quá sẽ bị mù trời và không còn ngắm được dòng sông xanh trong nằm sâu hoắm ở bên dưới như một sợi chỉ. Nên cố gắng đi vào lúc 3-4g chiều là có nắng hửng và sông đẹp nhất.
Đỉnh Mã Pí Lèng chỉ cách TT Đồng Văn chừng 20km nên chạy một lát là tới. Chụp ảnh nhanh và ngắm mây trời rồi trở về thị trấn ăn uống và ngủ lại.
Note:
- Khi đi đèo Mã Pí Lèng nhớ mua ít kẹo cho bọn trẻ con đứng xin khách đi qua đường, đừng cho tiền kẻo làm hư các bé.
- Trên đường đi cột cờ Lũng Cú giờ cũng có các bé đáng thương như thế.
9. Theo wapkhampha thì hôm đầu tiên đến Đồng Văn, các bạn không nên đi dinh thự vua Mèo ngay mà cần nghiên cứu lịch trình cho kỹ xem sáng hôm sau có rơi vào “phiên chợ lùi” nào không, tốt nhất là phiên chợ lùi Sà Phìn thì sẽ kết hợp với đi chơi chợ và thăm dinh nhà Vương luôn (chợ nằm ngay cửa nhà Vương).
10. Thông thường các bạn sẽ đi vào đêm thứ 6 và sáng thứ 7 bắt đầu từ Hà Giang đi Đồng Văn. Sau đó sáng Chủ Nhật trở về. Vào sáng CN tại thị trấn Đồng Văn sẽ có phiên chợ định kỳ. Các bạn có thể ghé qua chợ phiên Đồng Văn một chút nhưng sẽ có 2 lựa chọn sau đây:
- Một là đi xe khách sớm thì sẽ không kịp qua chợ vì xe khách về Hà Giang rất sớm. Nếu muộn phải chờ tới trưa.
- Hai là ở lại chơi chợ đến tầm gần trưa thì bắt xe khách về Hà Giang.
11. Chợ Đồng Văn gần như không còn nhiều bản sắc nữa. Chợ đã chuyển sang khu mới xây, chẳng hề khác ở dưới xuôi, mà cũng bị hiện đại hóa, chẳng còn thú vị. Đã đi Hà Giang là phải tìm đến những phiên chợ lùi, nơi bản sắc vùng cao còn hiển hiện rõ. wap khám phá đã có một bài giới thiệu rất kỹ về Phiên chợ lùi Hà Giang.
12. Theo lịch trình này, sáng hôm thứ hai có mặt ở đất Đồng Văn, các bạn sẽ dậy thật sớm (5g) để ra bắt xe A Sinh (chạy lúc 6g30) trở lại chợ Sà Phìn và dinh vua Mèo là nhảy xuống. Sau 30 phút là có mặt ở chợ Sà Phìn. Các bạn xuống xe, vào chợ vui chơi, ăn sáng, chụp ảnh, mua sắm đặc sản vùng cao… và cảm nhận về người Mông ở cao nguyên đá.
Sau đó lên mua vé tham quan dinh thự vua Mèo. Tầm 10g30 sẽ có chuyến xe của nhà Hưng Hoa chạy từ TT Đồng Văn về qua. Các bạn có thể “alo” cho họ, rồi lên đường QL 4C chờ họ tới là nhảy lên xuôi về Hà Giang. Khoảng 15g30-16g là các bạn có mặt ở thị xã bên dòng sông Lô, bảo họ cho xuống cà phê Phố Đá là quán to nhất ở đây hoặc dạo vòng vòng khám phá, nhưng cũng chẳng có gì đâu. Tầm 19g30 là có chuyến xe đầu tiên (Hưng Thành) xuất bến xuôi Hà Nội, còn các hãng khác thì 20g30. Các bạn cũng có thể đi ăn uống vui chơi ở Hà Giang thoải mái rồi ra bến xe cũng được.
- Lại qua 1 đêm và hôm sau, các bạn có mặt ở Hà Nội vào lúc 5g sáng. Kết thúc một chuyến đi chỉ có 3 đêm + 2 ngày mà gần như đi được khắp, tổng chi phí nếu tiết kiệm cũng chỉ mất chừng 1-1,2 triệu đồng (không tính mua sắm, nhậu nhẹt)- đó là mức chi tiêu dè sẻn nhất. wapkhampha đã có một bài tính tổng chi phí cụ thể cho một chuyến đi du lịch bụi Hà Giang bằng xe khách và xe máy- các bạn tìm đọc lại nhé.
Nếu các bạn không thích "lịch trình" như trên của mình và muốn có lịch trình khác theo điều kiện và mốc thời gian riêng của các bạn, các bạn cứ để lại câu hỏi cho mình ở phần comment thuộc mục Hỏi đáp về du lịch Hà Giang, mình sẽ trả lời cho các bạn. Tốt hơn, các bạn nghiên cứu thông tin của mình rồi tự vẽ ra hành trình cho mình một cách càng cụ thể càng dễ hiểu. Sau đó mình sẽ chỉnh sửa, bổ sung cho các bạn.
Và để không bị bỏ lỡ bất cứ thông tin, bài viết nào cũng như theo dõi một cách tuần tự và chặt chẽ hơn, mình nghĩ các bạn nên tìm theo mục: Đi Hà Giang như thế nào để đọc. Hoặc bắt đầu từ bài 1: Du lịch Hà Giang bằng xe khách.
Cùng Chuyên Mục
0 nhận xét:
Đăng nhận xét