Có những mùa hoa dã quỳ vàng rực (cập nhật) |
Mùa hoa dã quỳ | Có một loài hoa từa tựa hướng dương khi nở chói chang một màu vàng rực rỡ. Có người gọi chúng bằng những cái tên tuyệt mỹ như hoa cúc quỳ, sơn quỳ… nhưng Văn Nguyễn thích tên gốc của nó là hoa dã quỳ.
Có thể đây không phải lần đầu tiên các bạn nghe tới cái tên “dã quỳ” hoặc “dã quỳ vàng”, nhưng các bạn có biết ở đâu có nhiều hoa dã quỳ không, nơi nào nhiều hoa đang nở?
1. Vì sao gọi là dã quỳ?
- Theo Wikipedia thì dã quỳ còn được gọi bằng những cái tên khác nhau như cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại, hướng dương dại, hướng dương Mexico, cúc Nitobe… là một loài trong họ cúc (Asteraceae)- không chỉ có ở VN mà mọc rất nhiều ở khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới như Trung Mỹ, Đông Nam Á và châu Phi.
Ở VN, dã quỳ được đưa vào do người Pháp và ban đầu trồng ở cao nguyên Lâm Đồng. Do là loài rất dễ mọc nên chỉ sau một thời gian, dã quỳ đã phát tán khắp Tây Nguyên.
Ai đã đặt cho nó cái tên là lạ mà cũng mỹ miều như thế? Cho đến nay còn chưa rõ, chỉ biết trước đó nó được gọi là sơn quỳ rồi chuyển thành tên “dã quỳ” từ trên văn chương ở thập niên 1970. Năm 2005, hoa dã quỳ đã được sử dụng làm biểu tượng cho lễ hội hoa Đà Lạt.
Theo Wikipedia, ở VN dã quỳ thường ra hoa vào mùa đông, vàng rực cả triền đồi và thảo nguyên- như một loài cây báo hiệu cho sự xuất hiện của mùa khô. Khi dã quỳ nở có nghĩa là mùa khô đã đến.
2. Mùa hoa dã quỳ nở vào tháng mấy?
Có nhiều người đã từng nghe cái tên dã quỳ nhưng không nhớ hoặc không rõ chúng nở vào mùa nào? Như trên Văn Nguyễn đã đề cập, hoa dã quỳ chỉ nở vào mùa đông và tùy thời tiết của từng năm mà chúng sẽ nở vào tháng 11 hoặc muộn hơn – sang tận tháng 12 vẫn nở.
Ngoài ra, dã quỳ ở miền Nam luôn nở trước ở miền Bắc. Tại Đà Lạt, hoa nở ngay từ cuối tháng 10.
Vì vậy, cứ độ tháng 11 dương lịch cho đến sau Tết Nguyên đán, rất nhiều bạn trẻ lại kéo đi phượt để ngắm dã quỳ. Đây cũng là mùa dễ dàng thuận lợi để “phượt đường rừng” vì trời hanh khô, ít mưa lũ và sạt lở.
Dưới đây là những địa điểm thường có nhiều dã quỳ do chính Văn Nguyễn trải nghiệm, tận mắt khảo sát và một phần do bạn bè chia sẻ lại. Các bạn cùng tham khảo:
3-1: Hoa dã quỳ Đà Lạt
Mặc dù hiện nay, không chỉ ở Tây Nguyên mới có dã quỳ nhưng thiên đường của dã quỳ thì đúng là phải Đà Lạt. Cứ khoảng cuối tháng 10 sang giữa tháng 11, dã quỳ lại nở rộ trên cao nguyên Lang Biang, vàng rực rỡ và căng tràn sức sống. Đoạn đường từ Đà Lạt đến D’ran là đoạn đường đẹp nhất cao nguyên Lang Biang.
Nếu đi vào sáng sớm tinh mơ, sẽ có cảm giác bồng bềnh trong mây và màu vàng của dã quỳ sẽ dẫn đường cho các bạn vượt qua biển mây đó.
Bổ sung thêm: Nhưng theo chia sẻ của bạn Gió Tháng Mười gửi Văn Nguyễn thì có năm hoa dã quỳ ở Đà Lạt lại nở nhiều vào hồi giữa tháng 10. Sang tháng 11, hoa vẫn còn nhiều nhưng đã bắt đầu tàn. Và nơi nhiều là những ngọn núi ở huyện Lạc Dương chứ không phải ở Đà Lạt, mặc dù Đà Lạt cũng rất nhiều. Ở Lạc Dương, cả vạt núi rực màu hoa vàng- không còn màu gì khác lẫn vào.
3-2: Hoa dã quỳ núi Ba Vì
Nhưng như đã nói, không chỉ Tây Nguyên mà miền Bắc cũng nhiều dã quỳ nở. Ngay tại Hà Nội, nếu không có điều kiện đi xa như lên VQG Tam Đảo hoặc thảo nguyên xanh Mộc Châu thì các bạn có thể chỉ cần đi xe máy chừng 40-50km lên VQG Ba Vì là đã được ngắm ‘rừng’ dã quỳ.
3-3: Hoa dã quỳ Mộc Châu
Một địa chỉ thứ 2 có thể đi ngắm và gặp được dã quỳ đó là lên khu du lịch Mộc Châu-Sơn La. Trên các diễn đàn cũng có nhắc tới dã quỳ Mộc Châu nhưng không nói rõ ở đâu có nhiều. Hôm nay Văn Nguyễn mách luôn là nếu đi Mộc Châu thì địa điểm có nhiều hoa là dọc đường vào bản Pa Phách 1-2-3. Từ thị trấn Mộc Châu vào Pa Phách chỉ có chừng 5-10km.
Tại bản Nà Kiến và Pa Phách 2, dã quỳ mọc ngay bên đường. Hoa rất nhiều. Tầm tháng 11 bắt đầu nở vàng.
3-4: Những địa điểm khác
Ngoài ra, vào mùa dã quỳ còn có rất nhiều nơi khác cũng cùng đua nở như ở VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc), rồi dọc đường đi Bắc Cạn, Cao Bằng.
Và theo thông tin bổ sung mới nhất của daisudulich.vn thì có 1 nơi nữa rất nhiều dã quỳ đó là khu vực đèo Sài Hồ của tỉnh Lạng Sơn. Đây là khu vực đèo nằm ngay trên con đường QL 1A cũ (các bạn nhớ là đường cũ) nằm giữa huyện Chi Lăng và TP Lạng Sơn. Nếu đi từ Chi Lăng lên thì chỉ còn cách Lạng Sơn khoảng 20km là đèo Sài Hồ. Ngày xưa, nhắc đến đèo Sài Hồ ai cũng biết, nhưng từ hồi làm đường 1A mới thì đèo Sài Hồ cũng như QL 1A cũ đã dần đi vào quên lãng. Nên dã quỳ cứ âm thầm nở dọc theo đường đèo.
Theo hướng dẫn của anh Phúc Hà ở Lạng Sơn thì có nhiều đường để đến được đèo Sài Hồ. Từ HN lên theo đường 1A mới , khi qua nhà máy xi măng Lạng Sơn, các bạn cứ rẽ trái khoảng 4-5km là vào đường 1A cũ rồi, các bạn cứ chạy thẳng qua thị trấn Đồng Mỏ 15km là đến chân đèo- con đèo này dài 5km. Khi lên đỉnh đèo, các bạn nhớ rẽ trái xuống con đường nhỏ thì rất nhiều hoa.
Một con đường khách để vào tới đèo Sài Hồ là đi theo đường qua cầu Chi Lăng sẽ có 3-4 lối rẽ trái nữa, rẽ lỗi nào cũng được.
Ở dọc con đường vào Mường Phăng-Điện Biên, nơi đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các tướng lĩnh từng lập căn cứ để triển khai chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 cũng có rất nhiều hoa dã quỳ.
Bổ sung thêm một địa chỉ nữa do Văn Nguyễn phát hiện thêm: Tại khu vực ngã ba Bình Lư trên đường QL 4D rẽ sang QL 32 về Mù Căng Chải cũng có khá nhiều dã quỳ. Bà chủ quán nước ở ngã ba bảo đó là thứ hoa “chết người” làm Văn Nguyễn khá ngạc nhiên. Nhưng hỏi ra mới vỡ lẽ, do chúng nở vào mùa rét mà mùa này thì có nhiều người già bị chết rét nên người ta mới gọi tên như vậy.
Trên đường về tới xã Tú Lệ cũng gặp dã quỳ đang nở nhưng có ít.
Tại khu vực tỉnh Cao Bằng, hoa dã quỳ mọc rải rác dọc đường nhưng nơi có nhiều hơn cả là ở dọc đường vào khu du lịch Pắc Pó, thác Bản Giốc (Cao Bằng), đặc biệt là có rất nhiều trên đường Thất Khê, Mẫu Sơn, Tam Thanh (Lạng Sơn)...
Tham khảo thêm về loài hoa cúc dại - cũng giống như hoa dã quỳ
Có thể đây không phải lần đầu tiên các bạn nghe tới cái tên “dã quỳ” hoặc “dã quỳ vàng”, nhưng các bạn có biết ở đâu có nhiều hoa dã quỳ không, nơi nào nhiều hoa đang nở?
1. Vì sao gọi là dã quỳ?
- Theo Wikipedia thì dã quỳ còn được gọi bằng những cái tên khác nhau như cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại, hướng dương dại, hướng dương Mexico, cúc Nitobe… là một loài trong họ cúc (Asteraceae)- không chỉ có ở VN mà mọc rất nhiều ở khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới như Trung Mỹ, Đông Nam Á và châu Phi.
Ở VN, dã quỳ được đưa vào do người Pháp và ban đầu trồng ở cao nguyên Lâm Đồng. Do là loài rất dễ mọc nên chỉ sau một thời gian, dã quỳ đã phát tán khắp Tây Nguyên.
Ai đã đặt cho nó cái tên là lạ mà cũng mỹ miều như thế? Cho đến nay còn chưa rõ, chỉ biết trước đó nó được gọi là sơn quỳ rồi chuyển thành tên “dã quỳ” từ trên văn chương ở thập niên 1970. Năm 2005, hoa dã quỳ đã được sử dụng làm biểu tượng cho lễ hội hoa Đà Lạt.
Theo Wikipedia, ở VN dã quỳ thường ra hoa vào mùa đông, vàng rực cả triền đồi và thảo nguyên- như một loài cây báo hiệu cho sự xuất hiện của mùa khô. Khi dã quỳ nở có nghĩa là mùa khô đã đến.
2. Mùa hoa dã quỳ nở vào tháng mấy?
Có nhiều người đã từng nghe cái tên dã quỳ nhưng không nhớ hoặc không rõ chúng nở vào mùa nào? Như trên Văn Nguyễn đã đề cập, hoa dã quỳ chỉ nở vào mùa đông và tùy thời tiết của từng năm mà chúng sẽ nở vào tháng 11 hoặc muộn hơn – sang tận tháng 12 vẫn nở.
Ngoài ra, dã quỳ ở miền Nam luôn nở trước ở miền Bắc. Tại Đà Lạt, hoa nở ngay từ cuối tháng 10.
Vì vậy, cứ độ tháng 11 dương lịch cho đến sau Tết Nguyên đán, rất nhiều bạn trẻ lại kéo đi phượt để ngắm dã quỳ. Đây cũng là mùa dễ dàng thuận lợi để “phượt đường rừng” vì trời hanh khô, ít mưa lũ và sạt lở.
Dưới đây là những địa điểm thường có nhiều dã quỳ do chính Văn Nguyễn trải nghiệm, tận mắt khảo sát và một phần do bạn bè chia sẻ lại. Các bạn cùng tham khảo:
3-1: Hoa dã quỳ Đà Lạt
Mặc dù hiện nay, không chỉ ở Tây Nguyên mới có dã quỳ nhưng thiên đường của dã quỳ thì đúng là phải Đà Lạt. Cứ khoảng cuối tháng 10 sang giữa tháng 11, dã quỳ lại nở rộ trên cao nguyên Lang Biang, vàng rực rỡ và căng tràn sức sống. Đoạn đường từ Đà Lạt đến D’ran là đoạn đường đẹp nhất cao nguyên Lang Biang.
Nếu đi vào sáng sớm tinh mơ, sẽ có cảm giác bồng bềnh trong mây và màu vàng của dã quỳ sẽ dẫn đường cho các bạn vượt qua biển mây đó.
Bổ sung thêm: Nhưng theo chia sẻ của bạn Gió Tháng Mười gửi Văn Nguyễn thì có năm hoa dã quỳ ở Đà Lạt lại nở nhiều vào hồi giữa tháng 10. Sang tháng 11, hoa vẫn còn nhiều nhưng đã bắt đầu tàn. Và nơi nhiều là những ngọn núi ở huyện Lạc Dương chứ không phải ở Đà Lạt, mặc dù Đà Lạt cũng rất nhiều. Ở Lạc Dương, cả vạt núi rực màu hoa vàng- không còn màu gì khác lẫn vào.
3-2: Hoa dã quỳ núi Ba Vì
Nhưng như đã nói, không chỉ Tây Nguyên mà miền Bắc cũng nhiều dã quỳ nở. Ngay tại Hà Nội, nếu không có điều kiện đi xa như lên VQG Tam Đảo hoặc thảo nguyên xanh Mộc Châu thì các bạn có thể chỉ cần đi xe máy chừng 40-50km lên VQG Ba Vì là đã được ngắm ‘rừng’ dã quỳ.
3-3: Hoa dã quỳ Mộc Châu
Một địa chỉ thứ 2 có thể đi ngắm và gặp được dã quỳ đó là lên khu du lịch Mộc Châu-Sơn La. Trên các diễn đàn cũng có nhắc tới dã quỳ Mộc Châu nhưng không nói rõ ở đâu có nhiều. Hôm nay Văn Nguyễn mách luôn là nếu đi Mộc Châu thì địa điểm có nhiều hoa là dọc đường vào bản Pa Phách 1-2-3. Từ thị trấn Mộc Châu vào Pa Phách chỉ có chừng 5-10km.
Tại bản Nà Kiến và Pa Phách 2, dã quỳ mọc ngay bên đường. Hoa rất nhiều. Tầm tháng 11 bắt đầu nở vàng.
3-4: Những địa điểm khác
Ngoài ra, vào mùa dã quỳ còn có rất nhiều nơi khác cũng cùng đua nở như ở VQG Tam Đảo (Vĩnh Phúc), rồi dọc đường đi Bắc Cạn, Cao Bằng.
Và theo thông tin bổ sung mới nhất của daisudulich.vn thì có 1 nơi nữa rất nhiều dã quỳ đó là khu vực đèo Sài Hồ của tỉnh Lạng Sơn. Đây là khu vực đèo nằm ngay trên con đường QL 1A cũ (các bạn nhớ là đường cũ) nằm giữa huyện Chi Lăng và TP Lạng Sơn. Nếu đi từ Chi Lăng lên thì chỉ còn cách Lạng Sơn khoảng 20km là đèo Sài Hồ. Ngày xưa, nhắc đến đèo Sài Hồ ai cũng biết, nhưng từ hồi làm đường 1A mới thì đèo Sài Hồ cũng như QL 1A cũ đã dần đi vào quên lãng. Nên dã quỳ cứ âm thầm nở dọc theo đường đèo.
Theo hướng dẫn của anh Phúc Hà ở Lạng Sơn thì có nhiều đường để đến được đèo Sài Hồ. Từ HN lên theo đường 1A mới , khi qua nhà máy xi măng Lạng Sơn, các bạn cứ rẽ trái khoảng 4-5km là vào đường 1A cũ rồi, các bạn cứ chạy thẳng qua thị trấn Đồng Mỏ 15km là đến chân đèo- con đèo này dài 5km. Khi lên đỉnh đèo, các bạn nhớ rẽ trái xuống con đường nhỏ thì rất nhiều hoa.
Một con đường khách để vào tới đèo Sài Hồ là đi theo đường qua cầu Chi Lăng sẽ có 3-4 lối rẽ trái nữa, rẽ lỗi nào cũng được.
Ở dọc con đường vào Mường Phăng-Điện Biên, nơi đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các tướng lĩnh từng lập căn cứ để triển khai chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 cũng có rất nhiều hoa dã quỳ.
Bổ sung thêm một địa chỉ nữa do Văn Nguyễn phát hiện thêm: Tại khu vực ngã ba Bình Lư trên đường QL 4D rẽ sang QL 32 về Mù Căng Chải cũng có khá nhiều dã quỳ. Bà chủ quán nước ở ngã ba bảo đó là thứ hoa “chết người” làm Văn Nguyễn khá ngạc nhiên. Nhưng hỏi ra mới vỡ lẽ, do chúng nở vào mùa rét mà mùa này thì có nhiều người già bị chết rét nên người ta mới gọi tên như vậy.
Trên đường về tới xã Tú Lệ cũng gặp dã quỳ đang nở nhưng có ít.
Tại khu vực tỉnh Cao Bằng, hoa dã quỳ mọc rải rác dọc đường nhưng nơi có nhiều hơn cả là ở dọc đường vào khu du lịch Pắc Pó, thác Bản Giốc (Cao Bằng), đặc biệt là có rất nhiều trên đường Thất Khê, Mẫu Sơn, Tam Thanh (Lạng Sơn)...
Tham khảo thêm về loài hoa cúc dại - cũng giống như hoa dã quỳ
Cùng Chuyên Mục
0 nhận xét:
Đăng nhận xét