9 nguyên nhân gây chảy máu cam thường xuyên ở trẻ |
Chảy máu cam thực ra chỉ là hiện tượng bình thường ở trẻ. Nguyên nhân có thể là do nóng trong hoặc trẻ ăn nhiều thức ăn cay nóng, vui chơi quá độ vào mùa hè. Tuy nhiên, nếu trẻ bị chảy máu cam thường xuyên – liên tục thì các mẹ không thể coi thường được.
Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi là tình trạng bệnh lí thuộc vùng tai mũi họng, khá phổ biến ở trẻ em. Dưới đây là gợi ý những nguyên nhân trẻ có thể bị chảy máu cam để các mẹ cùng tham khảo. Còn để biết rõ nguyên nhân, cần phải đưa bé tới gặp bác sỹ để có chẩn đoán chính xác nếu con cái của các mẹ có triệu chứng chảy máu cam trong thời gian dài.
1. Có thể do bị viêm mũi mãn tính:
Khi trẻ bị viêm mũi mãn tính sẽ gây mở rộng động mạch và tĩnh mạch trong khoang mũi và có thể làm các mô dọc mũi bị sưng lên. Sau 1 thời gian, các mao mạch giãn ra và bị vỡ gây chảy máu.
Chảy máu cam có thể xảy ra lúc trẻ hắt hơi xỉ mũi hoặc đang trong trạng thái bình thường và máu chảy ra lúc nào không hay.
Các mẹ cần nhớ, đây là hiện tượng rất dễ gặp ở trẻ. Để phòng và chữa thì cần điều trị viêm mũi cho trẻ.
2. Do dị vật hoặc thói quen ngoáy mũi
Một nguyên nhân khác cũng có thể gây chảy máu cam là trẻ thường xuyên dùng tay ngoáy mũi và làm xước, tổn thương màng mạch ở vách ngăn mũi, vô tình làm vỡ mạch máu. Tuy nhiên nguyên nhân này cũng ít khi xảy ra.
3. Khí hậu khô nóng bất thường
Đây là nguyên nhân dễ gặp hơn cả. Phần lớn trẻ bị chảy máu cam vào những mùa cụ thể - nhất là thời tiết giao mùa như đang mùa xuân sắp chuyển sang mùa hè hoặc mùa hè sang thu. Lúc này, thời tiết hanh khô nhưng lại nắng nóng. Trong khi đó thân nhiệt trẻ lại cao và như các mẹ vẫn thường quen gọi theo cách dân gian là “máu nóng”. Nếu trẻ vận động nhiều và mệt sẽ dễ bị chảy máu cam.
Để hạn chế trẻ chảy máu cam vào lúc giao mùa, các mẹ nên hạn chế cho trẻ đi chơi ngoài trời, nhất là những thời điểm trời đang mưa lại hửng nắng hanh hao + hạn chế ăn đồ cay nóng.
Tham khảo thêm các bài đã đăng:
- Nguyên nhân trẻ bị táo bón
- Những bài thuốc chữa ho cho trẻ
- Chữa ho bằng củ hành tây
- Chữa ho bằng lá diếp cá
Do trẻ chảy máu cao do khí hậu và thời tiết nên không đáng ngại, chỉ cần các mẹ chăm chút cho trẻ uống các đồ mát và lành như bột sắn dây, tăng cường thêm C hoặc nước chanh, quất hồng bì… là sẽ đỡ và khỏi.
Theo các bác sỹ, trẻ chảy máu cao theo mùa và do thời tiết thường gặp ở những trẻ có độ lệch vách ngăn vì luồng không khí khi đi qua một diện tích hẹp trong mũi sẽ làm cho mũi bị khô. Theo phản ứng của cơ thể, trẻ sẽ hắt hơi và làm chảy máu mũi.
4. Thường xuyên hắt hơi
Hắt hơi nhiều cũng là nguyên nhân gây loét các lớp lót của vách ngăn (phân vùng trung tâm giữa 2 lỗ mũi) và rất dễ gây chảy máu cam.
5. Mũi bị chấn thương
Khi mũi bị chấn thương bởi các nguyên nhân như va đạp mũi vào vật cứng, trẻ đánh nhau… cũng có thể gây chảy máu và sau đó là chảy máu cam. Nguyên nhân là do các mạch máu trong hốc mũi bị vỡ gây chảy máu và nếu nặng có thể gây mất máu với số lượng lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ở mức nhẹ, sau khi mũi của trẻ bị chấn thương như vậy, các mẹ cần chống viêm ngay cho trẻ.
6. Nóng trong người
Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây chảy máu cam ở trẻ. Khi trẻ bị nóng trong người làm cho các mạch máu, cấu trúc trong lỗ mũi bị vỡ gây ngứa ngáy.
7. Trẻ bị thiếu vitamin C
Khi trẻ bị thiếu vitamin C cũng sẽ gây chảy máu cam và nhiều triệu chứng khác. Do đó, các mẹ phải bù vitamin C cho con cái ngay bằng cách cho uống C sủi hoặc nước chanh đường, các đồ ăn giàu vitamin C…
8. Trẻ bị viêm mạch máu...
9. Do các khối u mũi lành tính và ác tính
Nếu tất cả các nguyên nhân nêu trên đều bị loại trừ thì các mẹ cần phải tính tới khả năng trẻ bị khối u ở mũi và phải đưa con đi khám nếu khả nghi.
Bài viết mới nhất: 16 mẹo hạ sốt nhanh an toàn cho trẻ khi bị sốt
Trên đây là những nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ. Nếu ở thể nặng, điều trị sau 2-3 ngày không khỏi thì các mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sỹ để biết nguyên nhân chính xác.
Còn nếu trẻ chỉ bị chảy máu cam ở mức thông thường do các nguyên nhân đơn giản thì đây là Cách chữa chảy máu cam cho trẻ.
Nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam
Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi là tình trạng bệnh lí thuộc vùng tai mũi họng, khá phổ biến ở trẻ em. Dưới đây là gợi ý những nguyên nhân trẻ có thể bị chảy máu cam để các mẹ cùng tham khảo. Còn để biết rõ nguyên nhân, cần phải đưa bé tới gặp bác sỹ để có chẩn đoán chính xác nếu con cái của các mẹ có triệu chứng chảy máu cam trong thời gian dài.
Nguyên nhân trẻ em bị chảy máu cam
1. Có thể do bị viêm mũi mãn tính:
Khi trẻ bị viêm mũi mãn tính sẽ gây mở rộng động mạch và tĩnh mạch trong khoang mũi và có thể làm các mô dọc mũi bị sưng lên. Sau 1 thời gian, các mao mạch giãn ra và bị vỡ gây chảy máu.
Chảy máu cam có thể xảy ra lúc trẻ hắt hơi xỉ mũi hoặc đang trong trạng thái bình thường và máu chảy ra lúc nào không hay.
Các mẹ cần nhớ, đây là hiện tượng rất dễ gặp ở trẻ. Để phòng và chữa thì cần điều trị viêm mũi cho trẻ.
2. Do dị vật hoặc thói quen ngoáy mũi
Một nguyên nhân khác cũng có thể gây chảy máu cam là trẻ thường xuyên dùng tay ngoáy mũi và làm xước, tổn thương màng mạch ở vách ngăn mũi, vô tình làm vỡ mạch máu. Tuy nhiên nguyên nhân này cũng ít khi xảy ra.
3. Khí hậu khô nóng bất thường
Đây là nguyên nhân dễ gặp hơn cả. Phần lớn trẻ bị chảy máu cam vào những mùa cụ thể - nhất là thời tiết giao mùa như đang mùa xuân sắp chuyển sang mùa hè hoặc mùa hè sang thu. Lúc này, thời tiết hanh khô nhưng lại nắng nóng. Trong khi đó thân nhiệt trẻ lại cao và như các mẹ vẫn thường quen gọi theo cách dân gian là “máu nóng”. Nếu trẻ vận động nhiều và mệt sẽ dễ bị chảy máu cam.
Để hạn chế trẻ chảy máu cam vào lúc giao mùa, các mẹ nên hạn chế cho trẻ đi chơi ngoài trời, nhất là những thời điểm trời đang mưa lại hửng nắng hanh hao + hạn chế ăn đồ cay nóng.
Tham khảo thêm các bài đã đăng:
- Nguyên nhân trẻ bị táo bón
- Những bài thuốc chữa ho cho trẻ
- Chữa ho bằng củ hành tây
- Chữa ho bằng lá diếp cá
Do trẻ chảy máu cao do khí hậu và thời tiết nên không đáng ngại, chỉ cần các mẹ chăm chút cho trẻ uống các đồ mát và lành như bột sắn dây, tăng cường thêm C hoặc nước chanh, quất hồng bì… là sẽ đỡ và khỏi.
Theo các bác sỹ, trẻ chảy máu cao theo mùa và do thời tiết thường gặp ở những trẻ có độ lệch vách ngăn vì luồng không khí khi đi qua một diện tích hẹp trong mũi sẽ làm cho mũi bị khô. Theo phản ứng của cơ thể, trẻ sẽ hắt hơi và làm chảy máu mũi.
Trẻ bị chảy máu cam
4. Thường xuyên hắt hơi
Hắt hơi nhiều cũng là nguyên nhân gây loét các lớp lót của vách ngăn (phân vùng trung tâm giữa 2 lỗ mũi) và rất dễ gây chảy máu cam.
5. Mũi bị chấn thương
Khi mũi bị chấn thương bởi các nguyên nhân như va đạp mũi vào vật cứng, trẻ đánh nhau… cũng có thể gây chảy máu và sau đó là chảy máu cam. Nguyên nhân là do các mạch máu trong hốc mũi bị vỡ gây chảy máu và nếu nặng có thể gây mất máu với số lượng lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ở mức nhẹ, sau khi mũi của trẻ bị chấn thương như vậy, các mẹ cần chống viêm ngay cho trẻ.
6. Nóng trong người
Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây chảy máu cam ở trẻ. Khi trẻ bị nóng trong người làm cho các mạch máu, cấu trúc trong lỗ mũi bị vỡ gây ngứa ngáy.
7. Trẻ bị thiếu vitamin C
Khi trẻ bị thiếu vitamin C cũng sẽ gây chảy máu cam và nhiều triệu chứng khác. Do đó, các mẹ phải bù vitamin C cho con cái ngay bằng cách cho uống C sủi hoặc nước chanh đường, các đồ ăn giàu vitamin C…
8. Trẻ bị viêm mạch máu...
9. Do các khối u mũi lành tính và ác tính
Nếu tất cả các nguyên nhân nêu trên đều bị loại trừ thì các mẹ cần phải tính tới khả năng trẻ bị khối u ở mũi và phải đưa con đi khám nếu khả nghi.
Bài viết mới nhất: 16 mẹo hạ sốt nhanh an toàn cho trẻ khi bị sốt
Trên đây là những nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ. Nếu ở thể nặng, điều trị sau 2-3 ngày không khỏi thì các mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sỹ để biết nguyên nhân chính xác.
Còn nếu trẻ chỉ bị chảy máu cam ở mức thông thường do các nguyên nhân đơn giản thì đây là Cách chữa chảy máu cam cho trẻ.
Cùng Chuyên Mục
0 nhận xét:
Đăng nhận xét