Dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân bệnh trĩ như thế nào |
Khi một người mắc bệnh trĩ, nó thường có biểu hiện như thế nào? Giới văn phòng ngồi một chỗ, ngồi lâu là những người dễ mắc bệnh trĩ, tại sao?
Hỏi: Tôi năm nay mới 41 tuổi nhưng khoảng 4-5 năm nay đã cảm thấy rất khó khăn trong ăn uống và tiêu hóa, đi ngoài vô cùng khổ sở. Đi khám, bác sỹ cho biết tôi bị trĩ ngoại. Qua email này, đề nghị wikiHoidap chia sẻ một vài thông tin về những dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ và cách khắc phục như thế nào để thực sự thoải mái hơn trong ăn uống và sinh hoạt...
Trả lời
Bệnh trĩ (lòi dom) là một trong những bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi khi chức năng hệ tiêu hóa bị suy giảm. Tuy nhiên, trong đời sống hiện đại bệnh trĩ đang ngày càng trở lên phổ biến ở mọi lứa tuổi từ trẻ tới già, nhất là với dân văn phòng, công sở, phụ nữ mang thai, người lao động nặng thì nguy cơ mắc bệnh trĩ càng cao hơn. Bệnh trĩ không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng có thể dẫn truyền tới những bệnh lý khác, đặc biệt gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng lớn tới tâm lý người bệnh. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh trĩ và dấu hiệu nào báo hiệu anh chị đang bị trĩ?
Bệnh trĩ được hình thành do tình trạng giãn nở quá mức của các mạch máu, khu vực trực tràng hậu môn xảy ra thường xuyên làm suy giảm tĩnh mạch khiến chúng bị căng phồng và hình thành các búi trĩ. Bệnh trĩ có ba dạng là trĩ nội (búi trĩ trong hậu môn, khả năng phát triển và sa ra ngoài khi bị quá nặng), trĩ ngoại (búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn), trĩ hỗn hợp và mỗi dạng lại có mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Chảy máu khi đại tiện. Đây là dấu hiệu sớm nhất và rõ nét cho biết hoạt động trực tràng không bình thường. Khi bị trĩ, mặc dù trạng thái phân bình thường, dễ thải ra ngoài nhưng người bệnh vẫn cảm giác có gì đó chặn khu vực hậu môn gây đau, gai khi đại tiện và có thể thấy một chút máu theo phân hoặc dính vào giấy vệ sinh. Trường hợp bệnh phát triển ở mức độ cao hơn máu sẽ chảy thành tia, giọt máu và búi trĩ lòi ra ngoài. Nếu dùng tay ấn vào vùng hậu môn anh chị sẽ thấy vùng này bị căng, lồi không cảm giác được tính đàn hồi.
Một triệu chứng phố biến nữa đó là sau khi “đi nặng”, hậu môn bị ngứa và luôn ẩm ướt. Tình trạng này kéo dài nhiều giờ sau đó cho dù anh chị đã áp dụng nhiều biện pháp như vệ sinh nước muối sạch sẽ, gãi mạnh hay bôi thuốc cũng không cải thiện hoặc hết thuốc lại tái phát. Nguyên nhân của hiện tượng này là búi trĩ tiết dịch gây ngứa hậu môn. Bên cạnh đó là cảm giác nặng nề, muốn đi ngoài tuy nhiên phân không ra được.
Nặng hơn nữa, máu ra nhiều hơn, người bệnh bị đau đớn kéo dài nhiều giờ sau khi đi đại tiện do bị nứt kẽ hậu môn. Biểu hiện của tình trạng này là bất cứ vận động nào cũng gây đau: ngồi cũng đau, đứng dậy cũng đau, đi lại khó khăn và cảm giác da hậu môn bị rách.
Triệu chứng nặng nhất của bệnh trĩ là búi trĩ lòi ra ngoài, không tự thụt vào trong được khiến người bệnh sinh hoạt khó khăn, đau đớn. Lúc này phải cần tới sự can thiệp của bác sỹ.
Nguyên nhân táo bón kéo dài
Khi bị táo bón, phân vón cục hoặc cứng, trọng lượng lớn khó thải ra ngoài kích thích anh chị phải co người, gồng mình cố rặn, ép các cơ hậu môn co giãn, đẩy phân đi. Tĩnh mạch thành hậu môn bị giãn ra nhiều lần, thiếu đi sự đàn hồi tự nhiên dần suy giảm. Vì vậy để ngăn ngừa bệnh trĩ, hãy đi ngay khi có nhu cầu không nên nhịn, không nên ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh. Việc thực hiện đồng thời nhiều hoạt động khi đi đại tiện như đọc báo, xem điện thoại cũng làm anh chị phân tâm, kéo dài thời gian vệ sinh. Nếu bị táo bón hãy đi bộ, vận động nhẹ nhàng. Đừng quên xem thêm nội dung trong bài : Nguyên nhân táo bón
Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa, hội chứng kích thích ruột
Anh chị đừng nghĩ chỉ táo bón mới gây ra bệnh trĩ. Bất kỳ một vấn đề không ổn về tiêu hóa kéo dài cũng có thể ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan khác trong hệ tiêu hóa. Khi bị rối loạn tiêu hóa hay ruột kích thích, nhu động ruột co bóp bất thường dẫn tới hiện tượng đi ngoài ngay sau khi ăn, thường xuyên bị tiêu chảy, táo bón làm gia tăng áp lực lên ổ bụng dẫn tới bệnh trĩ.
Nguyên nhân căng thẳng, stress kéo dài
Tinh thần ảnh hưởng tới chức năng của mọi cơ quan trong cơ thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Tiêu cực xảy ra khi anh chị bị căng thẳng, stress kéo dài. Nó làm suy yếu mọi khả năng miễn dịch của cơ thể, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, suy giảm sức đề kháng, tạo điều kiện thuận lợi để bệnh tật xâm nhập và phát triển. Dấu hiệu nổi bật nhất là các vấn đề về tiêu hóa, chướng bụng, khó tiêu, rối loạn, kích thích ruột. Như anh chị biết đấy, rối loạn tiêu hóa chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
Nguyên nhân chế độ sinh hoạt, vận động không hợp lý
Những người hay mang vác vật nặng, làm việc cố sức sẽ tạo áp lực lên vùng hậu môn. Hay dân văn phòng ngồi nhiều, lười vận động khiến lượng máu lưu thông giảm khiến thành trực tràng bị sưng khi đi ngoài. Đây chính là lý do tại sao dân văn phòng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao. Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu chất xơ, thiếu nước làm tiêu hóa khó khăn phân cứng, to sẽ cọ xát vào thành tĩnh mạch khi di chuyển gây sưng.
Giai đoạn sinh lý mang thai và sinh con cũng là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ dễ mắc bệnh trĩ do kích thước thai nhi lớn dần chèn ép tĩnh mạch trực tràng, hậu môn. Giai đoạn này tâm lý thay đổi căng thẳng, mệt mỏi, stress và việc cố rặn khi sinh làm cho anh chị mắc bệnh trĩ.
>> Dấu hiệu bệnh gan
>> Dấu hiệu bệnh thủy đậu
>> Dấu hiệu bệnh chân tay miệng
Tuy nhiên bệnh trĩ không nguy hiểm và có thể chữa khỏi. Trong trường hợp nhẹ, anh chị chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống, vệ sinh có thể đẩy lùi bệnh trĩ. Tuy nhiên, bệnh trĩ dễ tái phát do đó điều quan trọng nhất là phải duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ, rau xanh, uống đủ nước mỗi ngày kết hợp với tăng cường vận động, thể dục thể thao đều đặn để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đồng thời hãy luôn giữ cho mình tình thần vui tươi, lành mạnh để luôn có một cơ thể khỏe mạnh anh chị nhé.
>> Nguyên nhân béo phì
>> Nguyên nhân mắt đau nhức
>> Nguyên nhân gây mụn
Hỏi: Tôi năm nay mới 41 tuổi nhưng khoảng 4-5 năm nay đã cảm thấy rất khó khăn trong ăn uống và tiêu hóa, đi ngoài vô cùng khổ sở. Đi khám, bác sỹ cho biết tôi bị trĩ ngoại. Qua email này, đề nghị wikiHoidap chia sẻ một vài thông tin về những dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ và cách khắc phục như thế nào để thực sự thoải mái hơn trong ăn uống và sinh hoạt...
Vũ Xuân Đoàn - P. Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Trả lời
Bệnh trĩ (lòi dom) là một trong những bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi khi chức năng hệ tiêu hóa bị suy giảm. Tuy nhiên, trong đời sống hiện đại bệnh trĩ đang ngày càng trở lên phổ biến ở mọi lứa tuổi từ trẻ tới già, nhất là với dân văn phòng, công sở, phụ nữ mang thai, người lao động nặng thì nguy cơ mắc bệnh trĩ càng cao hơn. Bệnh trĩ không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng có thể dẫn truyền tới những bệnh lý khác, đặc biệt gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng lớn tới tâm lý người bệnh. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh trĩ và dấu hiệu nào báo hiệu anh chị đang bị trĩ?
Bệnh trĩ được hình thành do tình trạng giãn nở quá mức của các mạch máu, khu vực trực tràng hậu môn xảy ra thường xuyên làm suy giảm tĩnh mạch khiến chúng bị căng phồng và hình thành các búi trĩ. Bệnh trĩ có ba dạng là trĩ nội (búi trĩ trong hậu môn, khả năng phát triển và sa ra ngoài khi bị quá nặng), trĩ ngoại (búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn), trĩ hỗn hợp và mỗi dạng lại có mức độ nặng nhẹ khác nhau.
# Đây là một số dấu hiệu cho thấy anh chị mắc bệnh trĩ
Chảy máu khi đại tiện. Đây là dấu hiệu sớm nhất và rõ nét cho biết hoạt động trực tràng không bình thường. Khi bị trĩ, mặc dù trạng thái phân bình thường, dễ thải ra ngoài nhưng người bệnh vẫn cảm giác có gì đó chặn khu vực hậu môn gây đau, gai khi đại tiện và có thể thấy một chút máu theo phân hoặc dính vào giấy vệ sinh. Trường hợp bệnh phát triển ở mức độ cao hơn máu sẽ chảy thành tia, giọt máu và búi trĩ lòi ra ngoài. Nếu dùng tay ấn vào vùng hậu môn anh chị sẽ thấy vùng này bị căng, lồi không cảm giác được tính đàn hồi.
Một triệu chứng phố biến nữa đó là sau khi “đi nặng”, hậu môn bị ngứa và luôn ẩm ướt. Tình trạng này kéo dài nhiều giờ sau đó cho dù anh chị đã áp dụng nhiều biện pháp như vệ sinh nước muối sạch sẽ, gãi mạnh hay bôi thuốc cũng không cải thiện hoặc hết thuốc lại tái phát. Nguyên nhân của hiện tượng này là búi trĩ tiết dịch gây ngứa hậu môn. Bên cạnh đó là cảm giác nặng nề, muốn đi ngoài tuy nhiên phân không ra được.
Nặng hơn nữa, máu ra nhiều hơn, người bệnh bị đau đớn kéo dài nhiều giờ sau khi đi đại tiện do bị nứt kẽ hậu môn. Biểu hiện của tình trạng này là bất cứ vận động nào cũng gây đau: ngồi cũng đau, đứng dậy cũng đau, đi lại khó khăn và cảm giác da hậu môn bị rách.
Triệu chứng nặng nhất của bệnh trĩ là búi trĩ lòi ra ngoài, không tự thụt vào trong được khiến người bệnh sinh hoạt khó khăn, đau đớn. Lúc này phải cần tới sự can thiệp của bác sỹ.
# Có rất nhiều nguyên nhân làm gia tăng áp lực tĩnh mạch trực tràng, hậu môn gây bệnh trĩ
Nguyên nhân táo bón kéo dài
Khi bị táo bón, phân vón cục hoặc cứng, trọng lượng lớn khó thải ra ngoài kích thích anh chị phải co người, gồng mình cố rặn, ép các cơ hậu môn co giãn, đẩy phân đi. Tĩnh mạch thành hậu môn bị giãn ra nhiều lần, thiếu đi sự đàn hồi tự nhiên dần suy giảm. Vì vậy để ngăn ngừa bệnh trĩ, hãy đi ngay khi có nhu cầu không nên nhịn, không nên ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh. Việc thực hiện đồng thời nhiều hoạt động khi đi đại tiện như đọc báo, xem điện thoại cũng làm anh chị phân tâm, kéo dài thời gian vệ sinh. Nếu bị táo bón hãy đi bộ, vận động nhẹ nhàng. Đừng quên xem thêm nội dung trong bài : Nguyên nhân táo bón
Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa, hội chứng kích thích ruột
Anh chị đừng nghĩ chỉ táo bón mới gây ra bệnh trĩ. Bất kỳ một vấn đề không ổn về tiêu hóa kéo dài cũng có thể ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan khác trong hệ tiêu hóa. Khi bị rối loạn tiêu hóa hay ruột kích thích, nhu động ruột co bóp bất thường dẫn tới hiện tượng đi ngoài ngay sau khi ăn, thường xuyên bị tiêu chảy, táo bón làm gia tăng áp lực lên ổ bụng dẫn tới bệnh trĩ.
Nguyên nhân căng thẳng, stress kéo dài
Tinh thần ảnh hưởng tới chức năng của mọi cơ quan trong cơ thể theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Tiêu cực xảy ra khi anh chị bị căng thẳng, stress kéo dài. Nó làm suy yếu mọi khả năng miễn dịch của cơ thể, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, suy giảm sức đề kháng, tạo điều kiện thuận lợi để bệnh tật xâm nhập và phát triển. Dấu hiệu nổi bật nhất là các vấn đề về tiêu hóa, chướng bụng, khó tiêu, rối loạn, kích thích ruột. Như anh chị biết đấy, rối loạn tiêu hóa chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
Nguyên nhân chế độ sinh hoạt, vận động không hợp lý
Những người hay mang vác vật nặng, làm việc cố sức sẽ tạo áp lực lên vùng hậu môn. Hay dân văn phòng ngồi nhiều, lười vận động khiến lượng máu lưu thông giảm khiến thành trực tràng bị sưng khi đi ngoài. Đây chính là lý do tại sao dân văn phòng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao. Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu chất xơ, thiếu nước làm tiêu hóa khó khăn phân cứng, to sẽ cọ xát vào thành tĩnh mạch khi di chuyển gây sưng.
Giai đoạn sinh lý mang thai và sinh con cũng là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ dễ mắc bệnh trĩ do kích thước thai nhi lớn dần chèn ép tĩnh mạch trực tràng, hậu môn. Giai đoạn này tâm lý thay đổi căng thẳng, mệt mỏi, stress và việc cố rặn khi sinh làm cho anh chị mắc bệnh trĩ.
>> Dấu hiệu bệnh gan
>> Dấu hiệu bệnh thủy đậu
>> Dấu hiệu bệnh chân tay miệng
Tuy nhiên bệnh trĩ không nguy hiểm và có thể chữa khỏi. Trong trường hợp nhẹ, anh chị chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống, vệ sinh có thể đẩy lùi bệnh trĩ. Tuy nhiên, bệnh trĩ dễ tái phát do đó điều quan trọng nhất là phải duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ, rau xanh, uống đủ nước mỗi ngày kết hợp với tăng cường vận động, thể dục thể thao đều đặn để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đồng thời hãy luôn giữ cho mình tình thần vui tươi, lành mạnh để luôn có một cơ thể khỏe mạnh anh chị nhé.
>> Nguyên nhân béo phì
>> Nguyên nhân mắt đau nhức
>> Nguyên nhân gây mụn
Cùng Chuyên Mục
0 nhận xét:
Đăng nhận xét