Truyền và chuyền khác nhau như thế nào? |
Khi viết chính tả - viết văn, có lẽ nhiều khi bạn sẽ phải sử dụng tới 2 từ “chuyền” và “truyền” và bạn phân vân không biết nên dùng từ nào, “tr” nặng hay “ch” nhẹ mới chính xác…
Rất đơn giản và dễ phân biệt nhưng không phải ai cũng rành về tính chất của nó, những người may mắn không sai chính tả thì có thể chỉ là nói và viết theo kinh nghiệm hoặc theo trí nhớ.
Hôm nay, wapkhampha có một mẹo để bạn viết đúng chính tả hai từ kể trên mà không cần phải mất nhiều thời gian và nhớ từng từ ghép.
Đầu tiên bạn cần phân biệt giữa “truyền” và “chuyền” khác nhau như thế nào?
Phân biệt
1. Truyền là một trạng thái chuyển động (động từ) nhưng có tính chất và chỉ dành cho những thứ mơ hồ, không rõ ràng, không hiện ra trước mắt, không có tính hình tượng, hình ảnh…
Một ví dụ cho dễ hiểu:
- Chúng ta thường dùng “truyền” để nói những câu như “truyền đạt lại kinh nghiệm, kiến thức”, “cha truyền con nối” (có sự kế tục một cái gì đó nhưng không hề có hành động và hình ảnh cụ thể).
- Từ “truyền thống”, “truyền thuyết”… cũng tương tự như vậy.
- Một từ khác là “truyền hình”: hình ảnh được chuyển tải đến mắt bạn thông qua những phương tiện viễn thông và không thể bằng mắt mà cảm nhận được diễn biến của việc chuyển tải.
Nói tóm lại, cứ chung chung mơ hồ thì sử dụng “truyền”.
2. Và ngược lại, chuyền là một hành động, trạng thái rất cụ thể mà bằng mắt có thể nhìn và cảm nhận rõ cả quá trình chuyển động của nó.
Nói cách khác, chuyền là từ để chỉ các hành động mang tính hình tượng, hình ảnh.
Vì thế chúng ta thường dùng nó trong các câu (từ ghép) như bóng chuyền, chim chuyền cành, chúng tôi chuyền tay nhau lá thư của một người bạn…
Những trường hợp này mà dùng từ “truyền” là sai hoàn toàn.
Chúng ta chỉ có thể nói và viết: “bóng chuyền” chứ không thể viết “bóng truyền”.
Note:
Từ “truyền” là một từ Hán Việt và được sử dụng trong nhiều văn cảnh hơn so với “chuyền”.
Nếu rảnh rỗi, bạn hãy đọc thêm các bài viết khác để viết chính tả cho đúng hoặc có khi nào bí thì quay lại wap khám phá để đọc thêm nhé:
- Siết và xiết dùng thế nào?
- Sờ soạng hay xờ xoạng?
Tương tự, bạn sẽ được sớm tiếp cận với việc phân biệt hai từ kể chuyện và kể truyện - nên dùng từ nào? Nếu bạn viết văn mà sai chính tả, người ta sẽ cười bạn đấy.
Rất đơn giản và dễ phân biệt nhưng không phải ai cũng rành về tính chất của nó, những người may mắn không sai chính tả thì có thể chỉ là nói và viết theo kinh nghiệm hoặc theo trí nhớ.
Hôm nay, wapkhampha có một mẹo để bạn viết đúng chính tả hai từ kể trên mà không cần phải mất nhiều thời gian và nhớ từng từ ghép.
Đầu tiên bạn cần phân biệt giữa “truyền” và “chuyền” khác nhau như thế nào?
Cô ấy đang truyền lại kinh nghiệm viết đúng chính tả cho tôi
Phân biệt
1. Truyền là một trạng thái chuyển động (động từ) nhưng có tính chất và chỉ dành cho những thứ mơ hồ, không rõ ràng, không hiện ra trước mắt, không có tính hình tượng, hình ảnh…
Một ví dụ cho dễ hiểu:
- Chúng ta thường dùng “truyền” để nói những câu như “truyền đạt lại kinh nghiệm, kiến thức”, “cha truyền con nối” (có sự kế tục một cái gì đó nhưng không hề có hành động và hình ảnh cụ thể).
- Từ “truyền thống”, “truyền thuyết”… cũng tương tự như vậy.
- Một từ khác là “truyền hình”: hình ảnh được chuyển tải đến mắt bạn thông qua những phương tiện viễn thông và không thể bằng mắt mà cảm nhận được diễn biến của việc chuyển tải.
Nói tóm lại, cứ chung chung mơ hồ thì sử dụng “truyền”.
2. Và ngược lại, chuyền là một hành động, trạng thái rất cụ thể mà bằng mắt có thể nhìn và cảm nhận rõ cả quá trình chuyển động của nó.
Nói cách khác, chuyền là từ để chỉ các hành động mang tính hình tượng, hình ảnh.
Vì thế chúng ta thường dùng nó trong các câu (từ ghép) như bóng chuyền, chim chuyền cành, chúng tôi chuyền tay nhau lá thư của một người bạn…
Những trường hợp này mà dùng từ “truyền” là sai hoàn toàn.
Chúng ta chỉ có thể nói và viết: “bóng chuyền” chứ không thể viết “bóng truyền”.
Note:
Từ “truyền” là một từ Hán Việt và được sử dụng trong nhiều văn cảnh hơn so với “chuyền”.
Nếu rảnh rỗi, bạn hãy đọc thêm các bài viết khác để viết chính tả cho đúng hoặc có khi nào bí thì quay lại wap khám phá để đọc thêm nhé:
- Siết và xiết dùng thế nào?
- Sờ soạng hay xờ xoạng?
Tương tự, bạn sẽ được sớm tiếp cận với việc phân biệt hai từ kể chuyện và kể truyện - nên dùng từ nào? Nếu bạn viết văn mà sai chính tả, người ta sẽ cười bạn đấy.
Cùng Chuyên Mục
0 nhận xét:
Đăng nhận xét