Siết và xiết – viết cái nào mới đúng? |
Dù rằng trong nhiều trường hợp, bạn có thể nói và viết “siết” hoặc “xiết” đều được người nghe (đọc) hiểu. Tuy nhiên chúng ta cũng nên học cách phân biệt giữa “siết” và “xiết” là khác nhau để viết không bị nhầm lẫn?
Dạo qua một vòng trên các diễn đàn, Văn Nguyễn thấy có khá nhiều bài nói về hai chữ “siết” và “xiết” này. Tranh luận cũng nhiều, chứng tỏ được nhiều người quan tâm.
Cơ bản đều nói rất đúng nhưng vẫn chưa đủ và có nhiều điểm Văn Nguyễn không tán đồng với cách cắt nghĩa của chúng.
Để hiểu rõ nên dùng từ nào mới chuẩn, các bạn nên cắt nghĩa của từng từ xem sao?
Có nhiều cách giải thích nhưng có những cách lại theo cảm tính từ cách hiểu dân dã. Để hiểu đúng hơn, chúng ta nên bắt đầu từ việc truy tìm nguồn gốc của nó.
1. Từ “siết” trong từ điển Hán Việt không có nói rõ, nhưng nó được hiểu là từ để chỉ 2 hành động sau:
A. Cắt ngang
B. Chặt chẽ
C. Ôm chặt, nắm lại
D. Thắt lại
Nói tóm lại từ siết là một động từ chỉ hành động.
Vì thế, từ siết thường được dùng để chỉ các hành động như “siết chặt kỷ cương kỷ luật”, “siết cổ” (nghĩa gốc là cắt cổ nhưng nay được hiểu là trói cổ, dùng dây thít cổ), “siết dây thòng lọng”, “siết chặt ốc vít”…
Tương tự như mẹ ôm siết con vào lòng, những cái siết tay thật chặt (bắt tay nhau), anh ôm tôi siết chặt vòng tay… Hãy đọc thêm bài Hand in hand để biết thế nào là siết chặt bàn tay.
2. Trong khi đó, từ “xiết” lại có nhiều nghĩa và được sử dụng trong nhiều trường hợp như:
- Cho đến cùng, không thể tả hết được – như từ “gặp lại nhau vui mừng khôn xiết”, “tình mẹ không sao kể xiết”, “đẹp không tả xiết”…
- Mô tả một trạng thái chuyển động mạnh nhưng nhanh, mỏng mà lại áp sát vào một vật khác hoặc bề mặt, như trong câu nói: má phanh xiết vào bánh xe (cũng có thể nói má phanh siết vào bánh xe), lưỡi dao mài xiết trên phiến đá…
- Tuy nhiên, khi nghiên cứu từ điển Hán Việt thì từ “xiết” còn có một nghĩa mà ít người nhắc tới, đó là chỉ tính chất nhanh và tới tấp. Trong từ Hán cổ, người ta đã sử dụng chữ “điện xiết” tức là rất nhanh. Còn hiện nay, chúng ta thường sử dụng để nói như dòng nước lũ chảy rất xiết, nướ chảy xiết – tức là ý nói nó nhanh và rất mạnh chứ không có nghĩa là nó áp sát trên một vật khác.
Nói tóm lại, khi dùng để chỉ các tính từ, chúng ta có thể dùng “xiết”. Xiết là một tính từ chỉ tính chất.
Riêng chữ “xiết nợ” hay “siết nợ” thì được tranh cãi nhiều và có lẽ chưa rõ từ nào là đúng nhất?
Nếu nói và viết “xiết nợ” thì có thể hiểu rằng toàn bộ của cải của con nợ bị xiết (tước đoạt, đòi) mất. Tuy nhiên giả thiết này Văn Nguyễn không thích lắm.
Chúng ta thường nói “đi xiết nợ” tức là tâm thái và lời nói bắt đầu từ người đi đòi nợ. Vì vậy, có thể nói là “đi siết nợ” sẽ hợp lý hơn. Điều đó có nghĩa, đi trói buộc, bắt buộc con nợ phải trả nợ. Ở đây, nó có ý là trói chặt, không để trốn thoát, bùng tiền hoặc của.
Nếu đến nhà con nợ mà thấy của cải thì cột chặt lại, quản lý thật chặt, không để tẩu tán, sang tay cho người khác.
Tuy nhiên, theo quan điểm thật sự của Văn Nguyễn thì viết thế nào cũng được. Chúng ta không nên tranh cãi giữa 2 từ có âm đọc khá tương đồng này.
Vì sao lại thế? Bởi vì cái quan trọng cuối cùng vẫn là được người nghe (đọc) hiểu được đúng cái nội dung mà bạn thể hiện là được.
Vì vậy, dù có nói “siết nợ” hay “xiết nợ” thì vẫn được mọi người hiểu.
Riêng một số từ như nước chảy xiết, vui mừng không sao tả xiết… thì không thể dùng từ “siết” mà bắt buộc phải dùng “xiết”.
Nhàn nhã viết thêm:
Gần đây, Văn Nguyễn thấy có nhiều người lại sính cái mốt thích sử dụng chữ “s” cho mọi từ có liên quan đến “sờ” và “xờ”. Và cũng đồng thời, lại cố tình nói chữ “rờ” sang chữ “dờ”…
Không phải là do giọng điệu địa phương mà chính là cố tình nói để làm sang. Hay gặp nhất là các bác thường xuyên đi giảng dạy ở các lớp về lý luận hoặc đi hội thảo hội nghị đứng lên phát biểu.
Chẳng hạn, họ không nói là “chúng ta biết rằng” mà luôn cố tình sử dụng “chúng ta biết dằng”, “tôi đã từng vào nam da bắc nên tôi hiểu”, “đang đi giữa đường thì se bỗng hết săng”, “nếu muốn hát được giọng nữ cao thì bạn cần phải sướng cao lên một tí”… một cách cố ý.
Thực ra là một cách để làm “màu mè” khi nói chuyện. Bác nào mà có cái răng vàng nữa thì đúng là vì cách nói như thế càng làm người nghe chú ý hơn vào chiếc răng...
Đây là bài viết riêng của tác giả Văn Nguyễn gửi riêng cho wapkhampha. Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức ngoài chia sẻ lên mạng xã hội nếu bạn cảm thấy bài viết thú vị.
Siết chặt bàn tay
Dạo qua một vòng trên các diễn đàn, Văn Nguyễn thấy có khá nhiều bài nói về hai chữ “siết” và “xiết” này. Tranh luận cũng nhiều, chứng tỏ được nhiều người quan tâm.
Cơ bản đều nói rất đúng nhưng vẫn chưa đủ và có nhiều điểm Văn Nguyễn không tán đồng với cách cắt nghĩa của chúng.
Xiết và siết có nghĩa khác nhau?
Để hiểu rõ nên dùng từ nào mới chuẩn, các bạn nên cắt nghĩa của từng từ xem sao?
Có nhiều cách giải thích nhưng có những cách lại theo cảm tính từ cách hiểu dân dã. Để hiểu đúng hơn, chúng ta nên bắt đầu từ việc truy tìm nguồn gốc của nó.
1. Từ “siết” trong từ điển Hán Việt không có nói rõ, nhưng nó được hiểu là từ để chỉ 2 hành động sau:
A. Cắt ngang
B. Chặt chẽ
C. Ôm chặt, nắm lại
D. Thắt lại
Nói tóm lại từ siết là một động từ chỉ hành động.
Vì thế, từ siết thường được dùng để chỉ các hành động như “siết chặt kỷ cương kỷ luật”, “siết cổ” (nghĩa gốc là cắt cổ nhưng nay được hiểu là trói cổ, dùng dây thít cổ), “siết dây thòng lọng”, “siết chặt ốc vít”…
Tương tự như mẹ ôm siết con vào lòng, những cái siết tay thật chặt (bắt tay nhau), anh ôm tôi siết chặt vòng tay… Hãy đọc thêm bài Hand in hand để biết thế nào là siết chặt bàn tay.
Vòng tay chàng siết chặt eo nàng
2. Trong khi đó, từ “xiết” lại có nhiều nghĩa và được sử dụng trong nhiều trường hợp như:
- Cho đến cùng, không thể tả hết được – như từ “gặp lại nhau vui mừng khôn xiết”, “tình mẹ không sao kể xiết”, “đẹp không tả xiết”…
- Mô tả một trạng thái chuyển động mạnh nhưng nhanh, mỏng mà lại áp sát vào một vật khác hoặc bề mặt, như trong câu nói: má phanh xiết vào bánh xe (cũng có thể nói má phanh siết vào bánh xe), lưỡi dao mài xiết trên phiến đá…
- Tuy nhiên, khi nghiên cứu từ điển Hán Việt thì từ “xiết” còn có một nghĩa mà ít người nhắc tới, đó là chỉ tính chất nhanh và tới tấp. Trong từ Hán cổ, người ta đã sử dụng chữ “điện xiết” tức là rất nhanh. Còn hiện nay, chúng ta thường sử dụng để nói như dòng nước lũ chảy rất xiết, nướ chảy xiết – tức là ý nói nó nhanh và rất mạnh chứ không có nghĩa là nó áp sát trên một vật khác.
Nói tóm lại, khi dùng để chỉ các tính từ, chúng ta có thể dùng “xiết”. Xiết là một tính từ chỉ tính chất.
Siết nợ hay xiết nợ?
Riêng chữ “xiết nợ” hay “siết nợ” thì được tranh cãi nhiều và có lẽ chưa rõ từ nào là đúng nhất?
Nếu nói và viết “xiết nợ” thì có thể hiểu rằng toàn bộ của cải của con nợ bị xiết (tước đoạt, đòi) mất. Tuy nhiên giả thiết này Văn Nguyễn không thích lắm.
Chúng ta thường nói “đi xiết nợ” tức là tâm thái và lời nói bắt đầu từ người đi đòi nợ. Vì vậy, có thể nói là “đi siết nợ” sẽ hợp lý hơn. Điều đó có nghĩa, đi trói buộc, bắt buộc con nợ phải trả nợ. Ở đây, nó có ý là trói chặt, không để trốn thoát, bùng tiền hoặc của.
Nếu đến nhà con nợ mà thấy của cải thì cột chặt lại, quản lý thật chặt, không để tẩu tán, sang tay cho người khác.
Tuy nhiên, theo quan điểm thật sự của Văn Nguyễn thì viết thế nào cũng được. Chúng ta không nên tranh cãi giữa 2 từ có âm đọc khá tương đồng này.
Vì sao lại thế? Bởi vì cái quan trọng cuối cùng vẫn là được người nghe (đọc) hiểu được đúng cái nội dung mà bạn thể hiện là được.
Vì vậy, dù có nói “siết nợ” hay “xiết nợ” thì vẫn được mọi người hiểu.
Riêng một số từ như nước chảy xiết, vui mừng không sao tả xiết… thì không thể dùng từ “siết” mà bắt buộc phải dùng “xiết”.
Nhàn nhã viết thêm:
Gần đây, Văn Nguyễn thấy có nhiều người lại sính cái mốt thích sử dụng chữ “s” cho mọi từ có liên quan đến “sờ” và “xờ”. Và cũng đồng thời, lại cố tình nói chữ “rờ” sang chữ “dờ”…
Không phải là do giọng điệu địa phương mà chính là cố tình nói để làm sang. Hay gặp nhất là các bác thường xuyên đi giảng dạy ở các lớp về lý luận hoặc đi hội thảo hội nghị đứng lên phát biểu.
Chẳng hạn, họ không nói là “chúng ta biết rằng” mà luôn cố tình sử dụng “chúng ta biết dằng”, “tôi đã từng vào nam da bắc nên tôi hiểu”, “đang đi giữa đường thì se bỗng hết săng”, “nếu muốn hát được giọng nữ cao thì bạn cần phải sướng cao lên một tí”… một cách cố ý.
Thực ra là một cách để làm “màu mè” khi nói chuyện. Bác nào mà có cái răng vàng nữa thì đúng là vì cách nói như thế càng làm người nghe chú ý hơn vào chiếc răng...
Đây là bài viết riêng của tác giả Văn Nguyễn gửi riêng cho wapkhampha. Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức ngoài chia sẻ lên mạng xã hội nếu bạn cảm thấy bài viết thú vị.
Cùng Chuyên Mục
0 nhận xét:
Đăng nhận xét