Ỷ nại hay ỷ lại |
Hôm nay chợt có người hỏi khi viết từ “ỷ nại” thì nên viết ỷ nại hay ỷ lại mới đúng?
Và có lẽ, bạn cũng đã từng ít nhất một vài lần nghe mọi người nhắc đến chữ này. Có thể một lúc nào đó, chính bạn cũng sử dụng nó. Nếu nói bằng văn miệng, bạn có thể viết ỷ nại hoặc ỷ lại đều chẳng sao vì người ta có thể cho rằng bạn ngọng một chút. Nhưng nếu viết ra giấy trắng, hãy cân nhắc viết sao cho đúng nhất?
Khi có người hỏi tới từ này, Văn Nguyễn chợt lang thang lên mạng để tìm hiểu. Thật bất ngờ là có quá nhiều người đã và đang thậm chí sẽ còn viết và hiểu sai be bét cái từ ỷ nại.
Thậm chí có những diễn đàn, có những bạn trẻ còn lên chém gió như thật, thẳng tay bảo người ta rằng viết ỷ lại mới chính xác. Và phần lớn cũng nghiêng về từ ỷ lại.
Thậm chí có người có vẻ chữ nghĩa một chút, thậm chí còn có người là nhà văn nhưng cũng dùng sai chữ này.
Trên thực tế, từ viết đúng phải là ỷ nại. Bởi vì muốn biết nó viết chính xác thế nào thì phải hiểu được nghĩa của nó.
- Từ ỷ nại gồm có 2 nghĩa ghép lại như sau: “Ỷ” là chỗ để dựa, chỗ nương nhờ, chỗ trông vào. Nó là một từ Hán Việt. “Nại” có nghĩa là đi sau, nấp sau và cũng có nghĩa là sự khoanh tay bất lực phải trông dựa vào một cái gì đó. Và nó cũng là một từ Hán Việt.
- Ngoài ra mỗi từ ỷ + nại còn có nhiều nghĩa khác nữa. Nhưng khi ghép lại với nhau thì cả hai được hiểu theo nghĩa như thế.
+ Còn “lại” cũng có nhiều nghĩa, nhưng nó chẳng có một nghĩa nào để nói về sự trông đợi, dựa dẫm, nương tựa, ăn bám… cả.
+ Nghĩa của từ “lại” chủ yếu là: làm quan, có chức tước như “quan lại”, “nha lại” hoặc có nghĩa là “an ủi”.
+ Còn nếu hiểu theo nghĩa Việt, nghĩa nôm thì nó là sự qua lại, trở lại, đi đi lại lại, ngoái lại… Mà nếu bạn chưa biết thì hãy ghi nhớ điều quan trọng này:
Thường không cho phép tạo một từ ghép Hán Việt bằng một từ Hán + một từ Việt mà chỉ được phép ghép một từ Hán Việt với một từ Hán Việt.
Thí dụ: hải tặc (cưới biển), lâm tặc…
Note
Trên các báo thường hay viết như “cát tặc” ý nói là người hút trộm cát, ăn trộm cát… Chẳng qua nói nhiều quen tai và hình thành một thông điệp trong nhiều người còn trên thực tế, nó chứng tỏ một sự thiếu hiểu biết về chữ nghĩa của tác giả, vì nếu viết là cát tặc sẽ được hiểu theo nghĩa thực là “giặc lành”, “giặc tốt”… Còn nếu viết đúng phải là “sa tặc”. Cát mà như tác giả nói là cát sỏi là từ thuần Việt, không thể ghép với “tặc”.
Có một số trường hợp hi hữu được phép ghép từ Hán Việt với từ thuần Việt, chẳng hạn như từ hỏi đáp (gốc là vấn đáp, trong đó: vấn là hỏi, đáp = trả lời).
Trở lại với chuyện viết ỷ nại hay ỷ lại, có lẽ cũng dễ hiểu vì có thể nhiều người cho rằng ỷ là dựa dẫm còn lại (được hiểu theo ý chủ quan) là phía sau nên cho rằng viết ỷ lại là đúng.
Ngoài ra, có thể người ta cho rằng từ “lại” nghe quen tai hơn còn “nại” thì rất ít gặp. Cũng có thể do đọc là “lại” thuận hơn đọc “nại”.
Kết luận: Từ nay đừng có phải hỏi nhiều và cũng không cần phải lăn tăn nữa, bạn cứ sử dụng từ Ỷ NẠI là chính xác nhất, dù cho người ta có nói rằng bạn viết sai và bảo phải viết là “ỷ lại”.
Bạn có thể viết i ngắn hoặc y dài đều tạm chấp nhận được. Tuy nhiên, có một quy tắc mà bạn nên tự tạo cho riêng mình, đó là khi nào sử dụng từ Hán Việt thì nên ưu tiên “y dài” còn chữ nôm và từ láy thì cứ dùng chữ “i ngắn”.
Chẳng hạn bạn có thể viết “ỉ ôi”, “âm ỉ”… chứ không nên viết “ỷ ôi”, “âm ỷ”… Và tại sao lại nên sử dụng “y dài” khi viết những từ Hán Việt, vì thường người ta hay sử dụng chữ Hán Việt cho những từ ghép có tính quan trọng, sang trọng, chẳng hạn như:
- Ta thường nói “chánh văn phòng” chứ không ai muốn nói “chánh văn buồng” mặc dù phòng (Hán Việt) chính là buồng (chữ Nôm – Việt xưa). Chúng ta cũng nói "Hội Phụ nữ" chứ không nói "Hội đàn bà" mặc dù Hội Phụ nữ thì đúng nghĩa là Hội đàn bà rồi.
Và y dài thì có vẻ sang hơn i ngắn. Tương tự, nếu bạn viết rằng các liệt sỹ đã anh dũng hy sinh thì nên cố gắng viết chữ “hy” có y dài, còn i ngắn chỉ nên dùng để viết từ “hi vọng”.
Hi vọng bạn sẽ thích các bài viết của Văn Nguyễn. Nếu có một lúc nào đó bạn cần viết đúng chính tả, hãy quay trở lại tìm đọc mục Học chính tả tiếng Việt.
Đọc thêm các bài viết cùng chủ đề liên quan
1. Truyền và chuyền khác nhau thế nào
2. Siết và xiết - viết sao cho chính xác
3. Sờ soạng hay sờ xoạng
Biết viết thế nào cho đúng?
Vậy cuối cùng, ỷ lại hay ỷ nại?
Khi có người hỏi tới từ này, Văn Nguyễn chợt lang thang lên mạng để tìm hiểu. Thật bất ngờ là có quá nhiều người đã và đang thậm chí sẽ còn viết và hiểu sai be bét cái từ ỷ nại.
Thậm chí có những diễn đàn, có những bạn trẻ còn lên chém gió như thật, thẳng tay bảo người ta rằng viết ỷ lại mới chính xác. Và phần lớn cũng nghiêng về từ ỷ lại.
Thậm chí có người có vẻ chữ nghĩa một chút, thậm chí còn có người là nhà văn nhưng cũng dùng sai chữ này.
Trên thực tế, từ viết đúng phải là ỷ nại. Bởi vì muốn biết nó viết chính xác thế nào thì phải hiểu được nghĩa của nó.
Nghĩa của từ ỷ nại?
- Từ ỷ nại gồm có 2 nghĩa ghép lại như sau: “Ỷ” là chỗ để dựa, chỗ nương nhờ, chỗ trông vào. Nó là một từ Hán Việt. “Nại” có nghĩa là đi sau, nấp sau và cũng có nghĩa là sự khoanh tay bất lực phải trông dựa vào một cái gì đó. Và nó cũng là một từ Hán Việt.
- Ngoài ra mỗi từ ỷ + nại còn có nhiều nghĩa khác nữa. Nhưng khi ghép lại với nhau thì cả hai được hiểu theo nghĩa như thế.
+ Còn “lại” cũng có nhiều nghĩa, nhưng nó chẳng có một nghĩa nào để nói về sự trông đợi, dựa dẫm, nương tựa, ăn bám… cả.
+ Nghĩa của từ “lại” chủ yếu là: làm quan, có chức tước như “quan lại”, “nha lại” hoặc có nghĩa là “an ủi”.
+ Còn nếu hiểu theo nghĩa Việt, nghĩa nôm thì nó là sự qua lại, trở lại, đi đi lại lại, ngoái lại… Mà nếu bạn chưa biết thì hãy ghi nhớ điều quan trọng này:
Thường không cho phép tạo một từ ghép Hán Việt bằng một từ Hán + một từ Việt mà chỉ được phép ghép một từ Hán Việt với một từ Hán Việt.
Thí dụ: hải tặc (cưới biển), lâm tặc…
Nên học viết đúng chính tả
Note
Trên các báo thường hay viết như “cát tặc” ý nói là người hút trộm cát, ăn trộm cát… Chẳng qua nói nhiều quen tai và hình thành một thông điệp trong nhiều người còn trên thực tế, nó chứng tỏ một sự thiếu hiểu biết về chữ nghĩa của tác giả, vì nếu viết là cát tặc sẽ được hiểu theo nghĩa thực là “giặc lành”, “giặc tốt”… Còn nếu viết đúng phải là “sa tặc”. Cát mà như tác giả nói là cát sỏi là từ thuần Việt, không thể ghép với “tặc”.
Có một số trường hợp hi hữu được phép ghép từ Hán Việt với từ thuần Việt, chẳng hạn như từ hỏi đáp (gốc là vấn đáp, trong đó: vấn là hỏi, đáp = trả lời).
Trở lại với chuyện viết ỷ nại hay ỷ lại, có lẽ cũng dễ hiểu vì có thể nhiều người cho rằng ỷ là dựa dẫm còn lại (được hiểu theo ý chủ quan) là phía sau nên cho rằng viết ỷ lại là đúng.
Ngoài ra, có thể người ta cho rằng từ “lại” nghe quen tai hơn còn “nại” thì rất ít gặp. Cũng có thể do đọc là “lại” thuận hơn đọc “nại”.
Kết luận: Từ nay đừng có phải hỏi nhiều và cũng không cần phải lăn tăn nữa, bạn cứ sử dụng từ Ỷ NẠI là chính xác nhất, dù cho người ta có nói rằng bạn viết sai và bảo phải viết là “ỷ lại”.
Bạn có thể viết i ngắn hoặc y dài đều tạm chấp nhận được. Tuy nhiên, có một quy tắc mà bạn nên tự tạo cho riêng mình, đó là khi nào sử dụng từ Hán Việt thì nên ưu tiên “y dài” còn chữ nôm và từ láy thì cứ dùng chữ “i ngắn”.
Chẳng hạn bạn có thể viết “ỉ ôi”, “âm ỉ”… chứ không nên viết “ỷ ôi”, “âm ỷ”… Và tại sao lại nên sử dụng “y dài” khi viết những từ Hán Việt, vì thường người ta hay sử dụng chữ Hán Việt cho những từ ghép có tính quan trọng, sang trọng, chẳng hạn như:
- Ta thường nói “chánh văn phòng” chứ không ai muốn nói “chánh văn buồng” mặc dù phòng (Hán Việt) chính là buồng (chữ Nôm – Việt xưa). Chúng ta cũng nói "Hội Phụ nữ" chứ không nói "Hội đàn bà" mặc dù Hội Phụ nữ thì đúng nghĩa là Hội đàn bà rồi.
Và y dài thì có vẻ sang hơn i ngắn. Tương tự, nếu bạn viết rằng các liệt sỹ đã anh dũng hy sinh thì nên cố gắng viết chữ “hy” có y dài, còn i ngắn chỉ nên dùng để viết từ “hi vọng”.
Hi vọng bạn sẽ thích các bài viết của Văn Nguyễn. Nếu có một lúc nào đó bạn cần viết đúng chính tả, hãy quay trở lại tìm đọc mục Học chính tả tiếng Việt.
Đọc thêm các bài viết cùng chủ đề liên quan
1. Truyền và chuyền khác nhau thế nào
2. Siết và xiết - viết sao cho chính xác
3. Sờ soạng hay sờ xoạng
Cùng Chuyên Mục
0 nhận xét:
Đăng nhận xét